Nội dung công tác quản lý về nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 25 - 30)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về

1.2.5. Nội dung công tác quản lý về nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

1.2.5.1. Bộ máy tổ chức

Nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm đƣợc dùng để cho vay các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, đƣợc quản lý thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Trong đó trung ƣơng phân chia bộ máy tổ chức theo cơ cấu sau :

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Chƣơng trình giải quyết việc làm và Quỹ cho vay giải quyết việc làm (sau đây gọi là Quỹ); phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phân bổ nguồn vốn, và giao chỉ tiêu thực hiện cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) và cơ quan trung ƣơng của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Ngƣời mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình đƣợc giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định.

Quỹ cho vay giải quyết việc làm đƣợc đặt tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ quản lý và cho vay theo các

quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

1.2.5.2. Tổ chức tập huấn

Căn cứ yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn vốn, trung ƣơng yêu cầu tập huấn đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền, triển khai, cho vay vốn.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế cho các chức danh, vị trí đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nguồn vốn.

- Tập huấn, giới thiệu và tƣ vấn vay vốn từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho đông đảo thanh niên khi có nhu cầu vay vốn.

- Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ cơ bản cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, phƣờng, thị trấn.

1.2.5.3. Đối tượng thụ hưởng, điều kiện được vay vốn, mức vốn vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

- Đối tƣợng đƣợc vay vốn bao gồm: + Hộ kinh doanh cá thể;

+ Tổ hợp sản xuất;

+ Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Cơ sở sản xuất kinh doanh của ngƣời tàn tật;

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; + Chủ trang trại;

+ Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội. + Hộ gia đình.

- Điều kiện đƣợc vay vốn:

+ Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

+ Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật.

+ Phải có hộ khẩu thƣờng trú tại địa phƣơng nơi vay vốn thực hiện dự án; + Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;

+ Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phƣơng nơi thực hiện dự án; - Mức vốn vay:

+ Mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án. + Mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. - Thời hạn vay:

+ Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Trồng cây lƣơng thực, hoa màu có thời gian sinh trƣởng dƣới 12 tháng; Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

+ Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với: Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trƣởng trên 12 tháng; Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản; Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt; Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).

+ Thời hạn từ trên 24 đến 36 tháng áp dụng đối với: Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng; Đầu tƣ mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phƣơng tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngƣ cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản; Chăm sóc cải tạo vƣờn cây ăn trái, cây công nghiệp.

+ Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với: Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.

- Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng; riêng các đối tƣợng vay vốn là ngƣời tàn tật là 0,35%/tháng. Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi từ 15% trở lên, Bộ trƣởng Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.

1.2.5.4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án

Xây dựng dự án : Các đối tƣợng vay vốn, khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn theo hƣớng dẫn của cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hoặc tổ chức thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng.

Thẩm định dự án : Cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hoặc tổ chức thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng theo sự phân cấp của cấp trên, chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng) tổ chức thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thủ trƣởng cơ quan thực hiện Chƣơng trình các cấp ra quyết định phê duyệt các dự án vay vốn từ Quỹ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình, thực hiện phân cấp cho cơ quan cấp dƣới ra quyết định phê duyệt các dự án, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tƣợng vay vốn.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (sau đây gọi chung là liên Bộ) chịu trách nhiệm hƣớng dẫn việc xây dựng dự án, phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án; quy định rõ thời hạn các cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án phải hoàn thành công việc và trả lời đối tƣợng vay vốn.

1.2.5.5. Tổ chức chuyển vốn và giải ngân

Hàng quý, căn cứ dự toán nguồn vốn mới đƣợc bổ sung cho Quỹ và đề nghị chuyển vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành. Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển vốn về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng để tổ chức giải ngân kịp thời theo dự án đã đƣợc duyệt.

1.2.5.6. Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi

Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng xây dựng kế hoạch thu nợ và tiến hành thu hồi nợ đến hạn; ngƣời vay có thể trả vốn trƣớc hạn. Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng kiểm tra nếu phát hiện ngƣời vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì báo cáo với cơ quan phê duyệt dự án ra quyết định thu hồi nợ trƣớc thời hạn.

Đối với các dự án đến hạn trả nợ, nhƣng do nguyên nhân khách quan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến ngƣời vay chƣa có khả năng trả nợ, ngƣời vay có nhu cầu gia hạn, phải làm đơn giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng nơi cho vay để xem xét, giải quyết. Căn cứ đơn xin gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phƣơng phối hợp với cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, tổ chức thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng tiến hành kiểm tra và giải quyết gia hạn nợ theo quy định.

Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn thu hồi để cho vay các dự án đã đƣợc phê duyệt, không đƣợc để vốn tồn đọng ở Ngân hàng.

Trong trƣờng hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phƣơng, các cơ quan trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình hoặc thu hồi về Trung ƣơng, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để có quyết định xử lý. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chuyển vốn theo quyết định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

1.2.5.7. Xử lý nợ bị rủi ro

Nguồn vốn để xử lý nợ cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

Nguồn vốn để xử lý nợ cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ đƣợc lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 25 - 30)