Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 64)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ

Quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014

3.3.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương

Trong giai đoạn 2012-2004, Ban Thƣờng vụ Tỉnh đoàn Hải Dƣơng đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc đƣa nguồn vốn Quỹ quốc

gia về việc làm tới thanh niên. Đây là một bƣớc tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo việc làm cho thanh niên, nâng cao chất lƣợng lao động trong thanh niên, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình. Có thể nói, nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên do Tỉnh đoàn Hải Dƣơng quản lý đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đó là:

Thứ nhất, giải quyết việc làm góp phần từng bƣớc ổn định và nâng cao

đời sống cho thanh niên. Để ổn định đời sống, thanh niên cần có nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nƣớc giúp thanh niên phát triển kinh tế, tạo thu nhập không chỉ cho bản thân mà còn tạo thu nhập cho các thanh niên khác thông qua các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngay tại địa phƣơng.

Thứ hai, nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm kích thích tăng trƣởng

kinh tế. Thông qua việc cho vay với lãi suất ƣu đãi có tác động phát huy mọi tiềm năng về lao động, đất đai sẵn có. Thanh niên đƣợc vay vốn quỹ quốc gia đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động, qua đó nguồn thu của Nhà nƣớc cũng ngày càng tăng.

Thứ ba, nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã góp phần tạo

sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Thanh niên tham gia phát triển các ngành kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng đang diễn ra thƣờng không đồng đều giữa các ngành nghề.

Thứ tư, thông qua việc triển khai, phân bổ nguồn vốn Quỹ quốc gia về

việc làm, quan hệ giữa tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với thanh niên đƣợc cải thiện và ngày càng gắn bó. Tổ chức đoàn thanh niên là đầu mối cho vay vốn sẽ giúp hoạt động đoàn thêm phong phú, các hoạt động kinh tế sẽ tạo ra lợi ích.

Thứ năm, công tác triển khai, thực hiện nguồn vốn Quỹ quốc gia đã đi

đến tận xã, phƣờng; thực hiện tốt công tác đào tạo huấn luyện cán bộ Tỉnh đoàn, cán bộ Ngân hàng chính sách làm nhiệm vụ ủy thác. Thực hiện tốt việc cho vay, đảm bảo việc cho vay đƣợc tiếp nối liên tục, tiếp nhận tốt các chƣơng trình cho vay mới, giải quyết cơ bản các khoản nợ quá hạn khó đòi nhận bàn giao, thực hiện giải ngân nhanh đúng quy trình, tỷ lệ sử dụng vốn cao, đảm bảo quyền lợi cho các đối tƣợng thụ hƣởng.

Thứ sáu, tổng dƣ nợ cho vay tăng trƣởng đều trong các năm: năm 2012 là

3.372 triệu đồng giải quyết việc làm cho 986 thanh niên; năm 2013 là 3.998 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 997 thanh niên; năm 2014 là 4.102 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 1012 thanh niên. Có thể thấy từ năm 2012 đến năm 2014, tổng nguồn Quỹ quốc gia về việc làm do Tỉnh đoàn quản lý tăng lên.

Thứ bảy, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Trong giai đoạn 2012-2014, chỉ có 04

dự án nợ quá hạn. Tuy nhiên đến nay có 01 dự án trả hết cả gốc và lãi, 01 dự án trả hết lãi và hoàn tất hồ sơ tiếp tục vay, 01 dự án trả hết nợ, 01 dự án trả hết lãi.

Thứ tám, vòng quay tín dụng. Đây là một trong những việc làm tích

cực, hiệu quả của Tỉnh đoàn Hải Dƣơng. Tỉnh đoàn đã chỉ đạo sát sao công tác rà soát các dự án sắp hết hạn, thƣờng là 1.5 đến 2 tháng trƣớc khi hết hạn, bộ phận tham mƣu đã tuyên truyền, giới thiệu, tiếp nhận hồ sơ các dự án mới từ các huyện, thị, thành đoàn đề xuất lên, đồng thời từng bƣớc hoàn thiện hồ sơ đối với các dự án khả thi. Do vậy, nguồn vốn liên tục đƣợc quay vòng, không tồn đọng tại ngân hàng.

Thứ chín, thông qua hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm có tác

động làm thay đổi nhận thức, đổi mới quan điểm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối với thanh niên, tin tƣởng vào thanh niên hơn. Đồng thời đƣợc vay vốn, có việc làm sẽ góp phần huy động nguồn vốn và nhân lực nhàn rỗi, khắc phục những tiêu cực, giảm các tệ nạn xã hội tại địa phƣơng. Nhiều mô

hình hoạt động mới có hiệu quả nhƣ: mô hình trang trại VAC, mô hình đào ao thả cá, mô hình nuôi cá lồng trên sông Thái Bình, mô hình trồng ổi và cây rà rốt theo khu vực, các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh…

Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần tạo ra một khối lƣợng sản phẩm đáng kể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Hàng năm, qua sử dụng nguồn vốn này, các dự án đã tạo ra hàng nghìn tỷ đồng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, đóng góp nguồn thu cho ngân sách của tỉnh thông qua thuế, lãi suất vốn vay và đóng góp tài chính cho các địa phƣơng.

3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương

Tỉnh đoàn Hải Dƣơng tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu trong công tác quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm nhƣng so với tiêu chí đánh giá quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm vẫn còn một số hạn chế. Đó là :

Một là, chƣa dự báo đầy đủ về việc làm cho thanh niên

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, toàn tỉnh hiện nay có gần 45 vạn thanh niên trong độ tuổi 16 - 30, chiếm khoảng 25,72% dân số và gần 49% lực lƣợng lao động xã hội; trong đó: thanh niên nông thôn 39%, thanh niên học sinh, sinh viên 29%; thanh niên công nhân, viên chức 19,3% thanh niên lực lƣợng vũ trang 3,7%, thanh niên đô thị 8%, thanh niên dân tộc, tôn giáo 1%; có 105.235 đoàn viên sinh hoạt tại 4119 chi đoàn và 624 đoàn cơ sở; số thanh niên đƣợc tập hợp trong tổ chức Đoàn, Hội là 298,315, chiếm 66,2% tổng số thanh niên.

Các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh hiện còn lúng túng trong công tác quản lý đoàn viên, nắm bắt sự vận động, phát triển của thanh niên, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên còn yếu. Thanh niên của địa phƣơng thƣờng xuyên biến động, do đó việc dự báo đầy đủ về nhu cầu việc

làm và vấn đề vay vốn sản xuất kinh doanh của thanh niên là việc làm tƣơng đối khó khăn.

Hai là, các thủ tục hành chính và công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát

Các thủ tục hành chính, thẩm định, xét duyệt cho vay đƣợc phân cấp theo quy định :

1. Tổ tiết kiệm và vay vốn xét duyệt trình lên BTV Đoàn xã 2. BTV Đoàn xã trình lên UBND xã xác nhận

3. BTV Đoàn xã báo cáo lên BTV Đoàn cấp huyện, thị xã, thành phố 4. BTV Đoàn cấp huyện, thị xã, thành phố báo cáo BTV Tỉnh đoàn. 5. BTV Tỉnh đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thành lập tổ thẩm định đi kiểm tra, sau khi thẩm định xong đề xuất cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay, BTV Tỉnh đoàn ra quyết định cho vay.

Đây là một quy trình chƣa hợp lý bởi vì: Thẩm định dự án là một công việc hết sức phức tạp, các dự án xậy dựng, đầu tƣ sản xuất kinh doanh hết sức đa dạng, nhiều loại hình khác nhau. Do đó đội ngũ cán bộ thẩm định khó có thể am hiểu về nhiều loại ngành nghề. Mặt khác, nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm còn thấp so với thực tế dẫn đến khi xác định đƣợc mức vay của dự án thì nguồn vốn không có đủ để đáp ứng. Đôi khi, thời gian thẩm định dự án kéo dài do quá trình thẩm định ở cấp huyện chƣa kỹ nên khi chuyển lên cấp trên kiểm tra thấy có sai sót và dự án phải chuyển về huyện, thị xã, thành phố để thẩm định hoặc bổ sung các thiếu sót. Trƣờng hợp có nhiều dự án cùng gửi xét duyệt thẩm định trong điều kiện nguồn vốn vay có hạn, việc duyệt dự án nào trƣớc, dự án nào sau có thể tạo cơ chế xin cho hoặc khi thẩm định do tình cảm hoặc lợi ích cá nhân có thể có trƣờng hợp thẩm định không đúng với thực tế của ngƣời vay. Đối với các dự án nhóm hộ không thể thẩm định hết các hộ vay do lực lƣợng cán bộ thẩm định còn quá ít thì kết quả thẩm định chƣa đạt kết quả cao.

Ba là, nguồn vốn cho vay và mức vay

Tính đến hết năm 2014, nguồn vốn ủy thác qua Tỉnh đoàn để cho thanh niên vay tăng không nhiều (4.102 triệu đồng), trong khi đó nhu cầu vay vốn của thanh niên rất lớn. Cùng với đó là mức vay, hiện tại mỗi hộ thanh niên thƣờng đƣợc vay tối đa 20.000.000đ (Hai mƣơi triệu đồng) với thời hạn 24 tháng. Trong khi đó, theo điều tra khảo sát và phản ánh tại các hội nghị, các cấp bộ đoàn trong tỉnh thƣờng xuyên kiến nghị lên Ban Thƣờng vụ Tỉnh đoàn tăng mức vay cho thanh niên.

Bốn là, việc sắp xếp, củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn; bình xét vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn đƣợc thành lập theo địa bàn thôn, khu dân cƣ, tổ thực hiện ủy nhiệm vay nhiều chƣơng trình và nhiều đợt. Theo định kỳ của Ngân hàng chính sách, tổ đƣợc tập huấn nghiệp vụ cho vay và thu hồi nợ. Tuy nhiên, đa số Tổ tiết kiệm và vay vốn còn lúng túng, làm chƣa đúng quy trình quy định. Việc sắp xếp hồ sơ lƣu trữ chƣa đầy đủ, sổ sách ghi chép chƣa kịp thời và đúng quy trình.

Một số Tổ tiết kiệm và vay vốn và việc xác nhận cho vay của UBND xã, phƣờng, thị trấn chƣa thật chuẩn xác, còn dựa vào tình cảm thân thuộc, quen biết hoặc nể nang trong việc xét vay vốn.

Năm là, công tác phối hợp chƣa chặt chẽ

Ban Thƣờng vụ Tỉnh đoàn đã tích cực phối hợp với các các ngành của tỉnh trong việc định hƣớng, đào tạo và hỗ trợ việc làm cho thanh niên, nhất là với các đơn vị nhƣ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động TB và XH, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các Ngân hàng chi nhánh Hải Dƣơng: Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thƣơng; Hội các nhà doanh nghiệp trẻ tỉnh; một số doanh nghiệp lớn; các trƣờng Đại học, cao đẳng trong toàn tỉnh... Tuy nhiên, công tác giao ban, gặp gỡ, trao đổi chƣa đƣợc thƣờng xuyên, nhất là giữa các cán bộ đƣợc phân công đầu mối.

Ban Thƣờng vụ Đoàn cấp huyện, cơ sở còn lúng túng, chƣa xây dựng kế hoạch cụ thể để ký kết, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác hƣớng dẫn, hỗ trợ thanh niên vay vốn, học nghề, tạo việc làm cho bản thân và việc làm cho các đối tƣợng lao động khác. Bên cạnh đó, nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên lại do Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phân bổ cho tỉnh Hải Dƣơng ít, do đó chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên về vốn để vay sản xuất, kinh doanh.

3.3.3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dẫn đến những tồn tại nêu trên tại Tỉnh đoàn Hải Dƣơng, nhƣng tựu chung lại là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân khách quan, gồm:

Thứ nhất, Tỉnh đoàn Hải Dƣơng là tổ chức chính trị xã hội hoạt động theo phong trào. Cán bộ đoàn các cấp thƣờng xuyên đƣợc luân chuyển sang các đơn vị khác, do vậy khi ngƣời chuyển bàn giao công tác quản lý nguồn vốn cho ngƣời mới, ngƣời mới tiếp nhận lại lại cần một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt nguồn vốn. Bên cạnh đó còn ảnh hƣởng tới việc dự báo cầu về vốn trong thanh niên, sự phối hợp giữa các ngành.

Thứ hai, cán bộ đoàn không có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành về kinh tế nói chung và nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm nói riêng. Điều này có thể dẫn đến việc buông lỏng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Thứ ba, nguồn vốn vay phụ thuộc vào việc phân bổ của trung ƣơng Đoàn TNS Hồ Chí Minh đồng thời mức cho vay do liên Bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tƣ - Lao động thƣơng binh và xã hội quy định.

Nguyên nhân chủ quan, gồm:

Thứ nhất, cán bộ đoàn, nhân viên tín dụng và các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn chƣa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chính sách tín dụng của nhà nƣớc

đối với các đối tƣợng đƣợc vay vốn. Bên cạnh còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kiến thức về sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, một số cơ sở đoàn chƣa làm hết trách nhiệm là phải quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên các bƣớc, quy trình vay vốn. Đây cũng là một khâu quan trọng để nắm bắt đƣợc ngƣời vay có ý định sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích hay không.

Thứ ba, công tác thông tin truyền thông, giới thiệu nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm tới thanh niên còn hạn chế. Quỹ ra đời nhiều năm nay nhƣng thực tế không nhiều đoàn viên thanh niên hiểu đƣợc nguồn vốn.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM TẠI TỈNH ĐOÀN HẢI DƢƠNG 4.1. Mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên tại tỉnh Hải Dƣơng

4.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Theo nội dung Văn kiện Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XII nhiệm kỳ 2012 - 2017, Tỉnh đoàn nhận định: “Là thế hệ thanh niên thời kỳ mới, tiếp nối truyền thống hào hùng của quê hƣơng Tỉnh Đông, đại bộ phận thanh niên Hải Dƣơng luôn nêu cao lòng yêu nƣớc, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đây là lực lƣợng có tiềm năng dồi dào, năng động, sáng tạo, có hoài bão, ý chí vƣơn lên trong học tập, lao động, làm giàu chính đáng, lập thân, lập nghiệp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh. Thanh niên Hải Dƣơng nhìn chung luôn mong muốn đƣợc tin tƣởng, đƣợc cống hiến, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trƣờng sống an toàn….

Tuy nhiên, với những mặt trái của kinh tế thị trƣờng, với tình hình kinh tế khủng hoảng và ngày càng khó khăn nhƣ hiện nay đang ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng phát triển của thanh niên nhƣ: sự chênh lệch về mức sống, trình độ học vấn, thu nhập, địa vị kinh tế ngày càng gia tăng. Thanh niên gặp khó khăn trong đời sống, trong quá trình học tập và lập nghiệp, lựa chọn và khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm là vấn đề bức xúc của đông đảo thanh niên và không ít thanh niên đã mắc phải các tệ nạn xã hội...

Từ những nhận định khái quát về cơ hội, thách thức và xu hƣớng vận động của thanh niên Hải Dƣơng đến năm 2017, Tỉnh đoàn Hải Dƣơng xác

định: “Giải quyết các vấn đề hiện nay của thanh niên là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của toàn xã hội, tổ chức đoàn thanh niên cần phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên. Cần tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát triển, phát huy tài năng, nhiệt huyết, quyết tâm của tuổi trẻ. Tỉnh đoàn Hải Dương cần quan tâm hơn nữa đến nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 64)