1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về
Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới một vấn đề nào đó ngƣời ta thƣờng xem xét dƣới hai khía cạnh: chủ quan và khách quan. Theo đó các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm đƣợc phân chia thành hai nhóm.
Nhóm nhân tố khách quan, bao gồm :
Một là, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là nhân tố tác động và gây ảnh hƣởng trực tiếp tới quy mô, cấu trúc quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.
Hai là, môi trƣờng tự nhiên. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, thời tiết, khí hậu, tài nguyên khoáng sản…là những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, vay vốn và quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Bởi đó là cơ sở tự nhiên quan trọng cho sự kết hợp giữa vay vốn và sử dụng vốn để tạo việc làm.
Ba là, môi trƣờng pháp lý. Môi trƣờng pháp lý là nền tảng cho các hoạt động vay vốn, sử dụng vốn an toàn. Vì vậy các chính sách đƣa ra liên quan đến nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm phải đồng bộ, hoàn thiện.
Bốn là, yếu tố xã hội. Trình độ dân trí ảnh hƣởng trực tiếp tới sự gia tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực, về việc quản lý, sử dụng nguồn vốn.
Năm là, nhu cầu vay vốn. Khi nhu cầu vay vốn của thanh niên tăng hay giảm sẽ gây áp lực đối với những ngƣời làm công tác quản lý nguồn vốn bởi nguồn vốn có thể đáp ứng đủ hoặc không đủ nhu cầu vay vốn.
Một là, mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội và của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hai là, chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội và của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc hoạch định, nghiên cứu hỗ trợ thanh niên đƣợc vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
Ba là, chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng ngày càng phải hoàn thiện, phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ nhƣ mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay…
Thứ tƣ, là phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng chính sách xã hội và cán bộ đoàn. Cán bộ phải tận tụy, tâm huyết, thƣờng xuyên quan tâm, tƣ vấn, gần gũi động viên khách hàng sử dụng nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh đúng mục đích.
Thứ năm, là sự phối hợp của các cấp, các ngành, nhất là của ngân hàng Chính sách xã hội và cán bộ đoàn. Các bên cần nỗ lực phấn đấu làm hết trách nhiệm của mình và phải cùng nhau thƣờng xuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn vay.