Vốn, nguồn vốn, mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 47 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm tạ

3.2.1. Vốn, nguồn vốn, mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí đánh giá

3.2.1.1. Vốn và nguồn vốn

Vốn là một khối lƣợng tiền tệ nào đó đƣợc đƣa vào lƣu thông nhằm mục đích sinh lời, tiền đó đƣợc sử dụng dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Theo nghĩa hẹp thì: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.

Theo nghĩa rộng thì: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế đƣợc bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ nhƣ tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp đƣợc tích luỹ, sự khéo léo về

trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi nƣớc ta trình độ quản lý kinh tế còn chƣa cao và pháp luật chƣa hoàn chỉnh.

Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn Kinh tế học thì: vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất đƣợc sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhƣng đƣợc tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhƣng hạn chế cơ bản là chƣa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.

Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: Vốn có nghĩa là phần lƣợng sản phẩm tạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tƣ, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tƣơng lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh động cơ về đầu tƣ nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn. Do vậy quan điểm này cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ phân tích vốn.

Có thể thấy, các quan điểm khác nhau về vốn ở trên, một mặt thể hiện đƣợc vai trò tác dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể. Mặt khác, trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, các quan điểm đó chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu về quản lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm: Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm là nguồn vốn cho vay đối với hộ tƣ nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; Quản lý nguồn

vốn là cách thức, biện pháp tiến hành, cho vay, thu hồi nguồn vốn vay đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc

Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh Hải Dƣơng đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên tắc: Sở Lao động thƣơng binh và xã hội quản lý nhà nƣớc; Quỹ đƣợc giao cho Ngân hàng chính sách xã hội quản lý và cho vay; Tỉnh đoàn thanh niên đƣợc giao tiếp nhận, thẩm định, duyệt dự án, điều chuyển vốn.

3.2.1.3. Tiêu chí đánh giá

Cho vay đúng đối tƣợng; Kịp thời; Đảm bảo mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay; Hoàn trả vốn (cả gốc và lãi); Mỗi dự án phải tạo ít nhất 01 việc làm mới; Doanh số thu nợ cao; Tỷ lệ nợ quá hạn thấp; Giảm bớt các thủ tục hành chính; Góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 47 - 49)