- Với nguồn vốn tương đối lớn và ổn định, Chi nhánh có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho khách hàng, đồng thời điều chuyển vốn về ngân hàng TMCP XNK
3.2.2. Xây dựng một chính sách lãi suất huy động hợp lý, linh hoạt
Lãi suất chính là giá cả mà Ngân hàng phải trả cho người sở hữu nguồn vốn để có quyền sử dụng nguồn vốn đó trong một thời gian nhất định. Lãi suất là công cụ quan trọng nhất mà Ngân hàng có thể sử dụng để tăng, giảm quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Đây là yếu tố kinh tế tác động mạnh tới quyết định gửi tiền vào Ngân hàng, đặc biệt là các khoản vốn trung, dài hạn.
Nếu như trước đây ở hệ thống NHTMCP EXIMBANK , chính sách lãi suất do HSC xây dựng và giao cho các Chi nhánh thực hiện thì trong thời gian gần đây đó cú sự thay đổi. Các Chi nhánh được giao quyền chủ động nhiều hơn với việc tự xác định mức lãi suất phù hợp với điều kiện của mình và tuân theo quy định trần lãi suất huy động của NHNN và hệ thống NHTMCP XNK EXIMBANK . Điều trờn đó tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh tự chủ trong kinh doanh nhưng cũng đặt ra những khó khăn cho Chi nhánh để có thể điều hành công cụ lãi suất phù hợp, có tính cạnh tranh cao.
Ngoại trừ các loại tiền gửi thanh toán thì tất cả các nguồn vốn có kỳ hạn đều rất nhạy cảm với lãi suất. Do đso, quy mô nguồn vốn sẽ tăng lên rất nhanh nếu Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất cao hơn so với thị trường. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các khoản tín dụng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng nên Ngân hàng cần phải áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt tùy theo mục tiêu huy động trong từng thời kỳ. Cụ thể, Chi nhánh cần xây dựng một chính sách lãi suất dựa trên những điểm chính sau:
• Các NHTM sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Sự lên xuống bất thường của lãi suất trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường là tất nhiên và là rủi ro có nguy cơ cao, khó lường trước. Do vậy, lãi suất huy động vốn của Chi nhánh cần phải xác định hợp lý cho từng loại vốn, đảm bảo
hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh và hấp dẫn khách hàng, thông thường được xác định tối thiểu như sau:
Lãi suất huy động = Lãi suất thực + % Lạm phát
• Việc tăng hay giảm lãi suất huy động vốn của Chi nhánh cần phải tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh việc phải bù đắp mọi chi phí hoạt động thì lãi suất đưa ra cần phản ánh đúng quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường, theo sát chỉ số biến động của lạm phát và phải có tính cạnh tranh so với mặt bằng chung trong hệ thống Ngân hàng. Chính sách lãi suất cũng là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng. Lãi suất huy động của một Ngân hàng thường phải dựa trên lãi suất huy động bình quân trên thị trường và lãi suất của các đối thủ cạnh tranh để có thể thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chi phí hợp lý so với kế hoạch kinh doanh.
• Chi nhánh cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thời kỳ, từng địa bàn theo hướng: nơi nào có tiềm năng huy động được nhiều vốn hơn thì áp dụng lãi suất cao hơn. Ngoài ra, tùy theo từng đối tượng khách hàng mà Chi nhánh nên áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Mức lãi suất ưu đãi thường được áp dụng đối với các khách hàng lớn, khách hàng giao dịch thường xuyên, có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh. Những khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, thời gian dài có thể được thỏa thuận lãi suất hoặc miễn phí dịch vụ khi giao dịch trong phạm vi cho phép.
• Tối ưu hóa lãi suất tiết kiệm và phát triển các dịch vụ thanh toán, các sản phẩm thanh toán nhằm giảm chi phí vốn đầu vào. Với một hệ thống lãi suất tiết kiệm theo nhiều bậc, Chi nhánh có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn để thu hút các khách hàng với lượng tiền gửi lớn, đồng thời có thể giảm chi phí vốn đối với các tài khoản tiền gửi có số dư thấp, khuyến khích khách hàng gửi tiền tham gia vào các đợt tiết kiệm dự thưởng và đưa ra cơ chế lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài, phát
triển các sản phẩm thanh toán và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh và sử dụng số dư trờn cỏc tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của nguồn vốn. Tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, tăng tỷ lệ bỏn chộo sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng sinh lời thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu tài sản và công nợ, áp dụng hệ thống xác định lãi suất và phí dịch vụ phù hợp đảm bảo bù đắp rủi ro, chi phí hoạt động và có tích lũy.