g) Chiến lược Marketing
1.3.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn của ANZ Bank
Vài năm trước đõy, cỏc quan chức của ANZ Bank nhận xét ANZ Bank chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặt hàng như nông sản, dầu thụ,… đều có những biến động thất thường. Sự kiện chiến tranh tại Iraq đa thúc đẩy nhanh hơn sự suy giảm được dự đoán từ nhiều tháng trước đó. Những yếu tố trờn đó tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thế giới. Là một NHTM chiếm trên 30% thị phần của cả
nước Australia, ANZ Bank không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của tình hình trên.
Một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống Ngân hàng thế giới nói chung trong giai đoạn này là sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới sự tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế. Đây là yếu tố bước ngoặt buộc ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ.
Trong bối cảnh tỷ giá USD so với AUD tương đối ổn định, ANZ Bank nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo sự sụt giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Australia nói riêng, thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của các Ngân hàng bị thu hẹp. Để đối phó với tình hình này, ANZ Bank đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, cung ứng, bổ sung thêm nhiều tiện ích cho người gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đồng USD của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.
Thời gian gần đây, cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên thị trường thế giới đã hết sức gay gắt và trải rộng trên mọi lĩnh vực từ cho vay, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ cũng như các loại hình dịch vụ thu phớ khỏc và sự cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn trong thời gian tới theo như đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng.
Các Ngân hàng đa quốc gia như Citi Bank, Chifon Bank,… với quy mô hoạt động toàn cầu, với sức mạnh về vốn, về công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng đã và đang chứng tỏ sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của ANZ Bank hiện tại và tương lai. Nhận thức được khó khăn và
thách thức trên, ANZ Bank đã đề ra những chiến lược kinh doanh tức thì, chẳng hạn như chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010.
Trước mắt, ANZ Bank có kế hoạch cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: Đáp ứng nhiều yêu cầu tại một quầy giao dịch, bao gồm đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc; Chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiền hàng tháng hay chuyển vào một tài khoản; Trả lương tự động; Mở rộng các dịch vụ E-Banking của ANZ Bank; Cung cấp số dư về tài khoản cho khách hàng, mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại nhiều nơi, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích lũy; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với những tiện ích mới,…
Bằng những kế hoạch kinh doanh mới, ANZ Bank hy vọng sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức của hệ thống Ngân hàng thế giới để tiếp tục mở rộng thị phần trong nước và quốc tế.