- Với nguồn vốn tương đối lớn và ổn định, Chi nhánh có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho khách hàng, đồng thời điều chuyển vốn về ngân hàng TMCP XNK
2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
+/- % +/- % +/- %
Tổng NVHĐ 3.781.040 100% 4.252.222 100% 4.422.647 100%
Tiền gửi của TCKT 1.289.668 34,11% 1.804.912 42,45% 1.663.757 37,62% Tiền gửi của dân cư 1.709.097 45,2% 1.655.687 38,94% 1.781.363 40,28%
GTCG 81.720 2,16% 90.427 2,13% 59.871 1,35%
Tiền gửi của TCTD khác
700.555 18,53% 701.196 16,49% 917.656 20,75%
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp ngân hàng TMCP XNK EXIMBANK – Chi nhánh Đống Đa 2008,2009,2010)
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng năm 2010
Hiện nay tại Chi nhánh đang triển khai huy động vốn từ các nguồn: huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi từ các TCKT và từ các TCKT và các TCTD khác. Qua bảng 2.7 ta thấy, trong cả 3 năm thì tiền gửi của TCKT và tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVHĐ.
• Tiền gửi của TCKT
Đối tượng gửi tiền thường là khách hàng doanh nghiệp. Đây là lượng tiền tạm thời chưa được sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, được gửi vào Ngân hàng với mục đích đảm bảo an toàn và hưởng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, mục đích sinh lời chỉ mang tính tạm thời. Tiền gửi của TCKT chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách của từng Ngân hàng trong từng thời kỳ. Chi nhánh cần có biện pháp kích thích và thu hút các doanh nghiệp, nhất là các khách hàng lâu năm, khách hàng lớn nhằm tăng cường huy động vốn bởi vì đây là lượng tiền gửi có chi phí thấp, an toàn và ổn định.
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi của TCKT theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- %
Tiền gửi của TCKT 1.289.668 1.804.912 1.663.757 515.244 39,95% - 141.155 -7,82% -TGKKH 367.001 470.006 543.717 103.005 28,07% 73.711 15,68% -TGKH < 12 tháng 850.563 963.990 988.014 113.427 13,34% 24.024 2,49% -TGKH ≥ 12 tháng 72.104 370.916 132.026 298.812 414,42% - 238.890 -64,41%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 của EXIMBANK – Chi nhánh Đống Đa)
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tiền gửi TCKT theo kỳ hạn
Ngân hàng TMCP XNK EXIMBANK – Chi nhánh Đống Đa là một Chi nhỏnh cú mối quan hệ rất tốt với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Các khách hàng của Chi nhánh là những tổng công ty, các tổ chức kinh tế có tình hình tài chính lành mạnh, có quy mô kinh doanh lớn. Nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Công Nghiệp Xi măng Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC, các đơn vị là nhà thầu của Nosco Vinalines có số dư tiền gửi lên đến hàng trăm tỷ tại ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ với Chi nhánh cũng rất đáng kể. Do vậy, có thể nhận thấy nguồn tiền gửi từ các TCKT là một trong những nguồn vốn huy động lớn nhất của Chi nhánh cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2008, nguồn tiền gửi của các TCKT đạt 1.289.668 triệu đồng, chiếm 34,11% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Sang đến năm 2009, nguồn tiền gửi này có sự tăng trưởng mạnh, chiếm 42,45% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tuy nhiên, sang đến năm 2010 nguồn tiền gửi của các TCKT đã giảm cả về số lượng và tỷ trọng, tuy nhiên so với các nguồn vốn khác, nguồn tiền gửi của các TCKT vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (37,62%) và là một nguồn vốn rất quan trọng của Chi nhánh.
Về cơ cấu của nguồn vốn này, ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 thỏng luụn giữ một tỷ lệ cao, do các doanh nghiệp gửi tiền với kỳ hạn ngắn để có thể dễ dàng sử dụng khi có nhu cầu mà vẫn thu được một mức lãi suất cao cho nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của mình.
- Tiền gửi của dân cư
Bảng 2.10: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm
2009 Năm Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- %
Tiền gửi của dân cư 1.709.097 1.655.687 1.781.363 -53.410 -3,13% 125.676 7,59%
-TGKKH 31.447 7.451 13.182 -23.996 -76,31% 5.731 76,92%
-TG < 12 tháng 657.831 805.657 845.079 147.826 22,47% 39.422 4,89% -TG ≥ 12 tháng 1.019.819 842.579 923.102 -177.240 -17,38% 80.523 9,56%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 của EXIMBANK – Chi nhánh Đống Đa)
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo kỳ hạn
Được thu hút chủ yếu từ các khách hàng cá nhân. Đây là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời người dân chưa có nhu cầu sử dụng và đem gửi vào Ngân hàng với mục đích sinh lời và đảm bảo an toàn. Nguồn tiền này được thu hút chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, chỉ một phần nhỏ là tiền gửi thanh toán (tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn). Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng
có thể chủ động về kỳ hạn trả nợ, do đó dễ dàng lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền cho các dự án đầu tư hoặc cho vay. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nó là chi phí huy động cao và không ổn định trong dài hạn. Bộ phận tiền gửi từ dân cư rất nhạy cảm với các biến động của nền kinh tế như sự thay đổi về tỷ giá, lãi suất, chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ,...
Tiền gửi của khu vực dân cư bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Đây là một trong hai tiền gửi quan trọng của Chi nhánh. Trong năm 2008, số dư tiền gửi từ khu vực dân cư là 1.709.097 triệu đồng (chiếm 45,2% tổng NVHĐ), nhưng sang đến năm 2009 do tác động của những khó khăn về kinh tế nờn đã giảm xuống còn 1.655.687 (chiếm 38,94% tổng NVHĐ). Sang đến năm 2010, số dư tiền gửi từ khu vực dân cư đã tăng lên mức 1.781.363 triệu đồng. Đây là một kết quả đáng khích lệ của Chi nhánh bởi trong năm 2010, trước những biến động của thị trường tiền tệ như: lói suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó lại tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát, lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm, lãi suất huy động cao tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận,… cộng thêm những khó khăn nội tại của Chi nhánh nên việc huy động vốn từ các tầng lớp dân cư đã gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này, cỏc phũng ban trong Chi nhánh, đặc biệt là phòng Khách hàng đã phát huy tính chủ động, tích cực, vừa động viên các khách hàng tập trung nguồn tiền về chi nhánh, vừa tích cực tìm kiếm các khách hàng mới, khai thác các mối quan hệ, vận động người thân và tích cực tham gia lời kêu gọi của Công đoàn ngân hàng TMCP XNK EXIMBANK về việc gửi tiền tại ngân hàng.
Về cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm bởi bản chất của loại TGKKH có lãi suất thấp và ít tiện ớch nờn không được ưa chuộng. Trong 3 năm qua thì
TG có kỳ hạn của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng tỷ trọng TG kỳ hạn ngắn. Năm 2008, tiền gửi dân cư kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng %. Sang năm 2009, lượng tiền gửi ngắn hạn tăng lên trong khi tiền gửi dài hạn giảm đi. Hiện tượng này là không tránh khỏi do ảnh hưởng của những biến động kinh tế đến tâm lý của người dân. Năm 2010, với chính sách lãi suất khá linh hoạt cùng với những nỗ lực của Chi nhánh, đã hấp dẫn các khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh, làm tăng quy mô của cả hai loại tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Cụ thể: năm 2010, tiền gửi của dân cư kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 845.079 triệu đồng, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 923.102 triệu đồng.
• Tiền gửi của các TCTD khác
Bảng 2.11: Quy mô tiền gửi của các TCTD khác
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008So sánh 2010/2009So sánh
+/- % +/- %
Tổng NVHĐ 3.781.040 4.252.222 4.422.647 471.182 12,46% 170.425 4,01% Tiền gửi của
TCTD khác
700.555 696.196 917.656 -4.359 -0,62% 221.460 31,81%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 của EXIMBANK – Chi nhánh Đống Đa)
Bên cạnh đú cũn phải kể đến nguồn tiền gửi từ các TCTD khác. Có thể thấy nguồn vốn này có sự tăng trưởng qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng và dần trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng của chi nhánh. Từ mức 700.555 triệu đồng (chiếm 18,53% tổng NVHĐ) của năm 2008 đã tăng lên 917.656 triệu đồng (chiếm 20,75% tổng NVHĐ) năm 2010.