Phân độ độc tính ngoài hệ tạo huyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (m0) bằng hóa xạ trị tuần tự (Trang 45 - 52)

Độ độc tính

Buồn nôn, nôn Không Buồn nôn Nôn thoáng qua Nôn cần dùng thuốc Nôn khó chữa

Viêm miệng Không

Không đau/nổi ban Nổi ban, loét, có thể ăn đồ cứng Loét, cần chế độ ăn lỏng Nuôi dưỡng bằng đường ngoài Tóc Không rụng Rụng tóc số lượng ít Rụng tóc trung bình, lốm đốm Rụng tóc hoàn toàn nhưng hồi phục được Rụng tóc không hồi phục Da Không Ban đỏ Bong da khô, phổng da, ngứa Phổng da chảy mủ, loét Viêm da tróc, hoại tử cần can thiệp của phẫu thuật

2.3.5.2. Các chỉ tiêu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điều trị

- Giới: nam so với nữ.

- Thời gian phát hiện: ≤ 6 tháng so với > 6 tháng. - Nhóm tuổi: ≤ 50 tuổi so với > 50 tuổi.

- Thói quen hút thuốc và uống rượu: có so với không. Tiêu chuẩn nghiện thuốc lá và nghiện rượu theo quy định của Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD- 10 (1992), trong đó Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần có mã ICD: F10-F19:

+ Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng quá 1ml cồn tuyệt đối cho 1kg cân nặng hoặc 0,75 lít rượu vang 100 cồn trong vòng 24 giờ cho một người đàn ông cân năng 70 kg (P. Hardy,1994).

+ Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả các hình thái uống rượu vượt quá mức sử dụng thông thường và truyền thống (P. Hardy,1994).

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10:

. Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu. . Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc rất khó khăn.

. Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng liều. . Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.

. Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.

(Chú ý: chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây).

* Nghiện thuốc:

. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.

. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập trung... và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.

. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến: ví dụ chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút, hay chỉ định hút ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút...

. Muốn và từng cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công. . Lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.

. Hút thuốc cả ở những nơi bị cấm hút thuốc như bệnh viện, công sở, sân bay...

. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá.

(Theo APA (Hiệp hội tâm thần Mỹ), người có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn trên đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá).Để lượng hóa tiêu chuẩn trong nghiên cứu, chúng tôi quy định BN nào hút đều đặn trung bình 10 điếu/ngày liên tục trong vòng 1 năm trở lên được coi là đối tượng nghiện thuốc lá.

- Các giai đoạn của u nguyên phát, các giai đoạn di căn hạch vùng. - Giai đoạn bệnh: giai đoạn III so với giai đoạn IV.

- Các độ theo phân loại mô bệnh học.

- Tuân thủ điều trị: đủ đợt hóa chất so với không đủ đợt; kéo dài (trì hoãn) điều trị so với không.

- Các chỉ số toàn trạng trước điều trị, sau hóa trị tấn công, sau hóa xạ trị đồng thời.

Từ các biến riêng lẻ này, sẽ được phân tích đơn biến tìm các yếu tố ảnh hưởng. Sau khi chọn biến điều chỉnh hợp lý (trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn biến đáp ứng sau hóa trị tấn công làm biến điều chỉnh) sẽ tiến hành phân tích đa biến để rút ra các yếu tố ảnh hưởng độc lập.

2.3.5.3. Phân tích sống thêm

- Phân tích ước lượng thời gian ST toàn bộ theo phương pháp Kaplan – Meier:

+ Thời gian ST: Là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu và thời điểm kết thúc (rút khỏi) nghiên cứu.

+ Tình trạng người bệnh: Sống hay chết.

+ Sự kiện nghiên cứu là sự kiện chết đối với các tính toán ST toàn bộ. + Thời gian ST toàn bộ được tính từ khi bắt đầu điều trị tới lúc tử vong hoặc đến khi có thông tin cuối cùng.

Sử dụng phương pháp Kaplan - Meier để ước tính thời gian ST, dựa trên các dữ kiện cơ bản như: Thời gian ST; tình trạng người bệnh (sống hay chết). Đây là phương pháp ước tính xác suất chuyên biệt, áp dụng cho các dữ liệu quan sát (theo dõi) chưa hoàn tất.

Xác suất ST tích lũy được tính toán dựa trên tích xác suất các sự kiện thành phần mỗi khi xuất hiện sự kiện nghiên cứu.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

- BN nghiên cứu sẽ được khám, chẩn đoán, điều trị theo phác đồ.

- Theo dõi đánh giá đáp ứng, ghi nhận độc tính theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục).

- Theo dõi phân tích ST theo Kaplan-Meier.

- Ghi nhận một số chỉ số về chất lượng cuộc sống theo bảng câu hỏi tự điền QLQ-C30 (European Organization for Research and Treatment of

Cancer Quality of Life Questionnaire Core 30) và QLQ-H&N35 (Quality of Life Questionnaire Head and Neck Module 35) [41] (phụ lục):

Sau khi hoàn tất các câu hỏi, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của chúng qua khám lâm sàng và phỏng vấn trực tiếp. Các phân tích của các câu hỏi thực hiện theo hướng dẫn EORTC.

Dữ liệu của QLQ C30 được thể hiện là con số từ 1–100, áp dụng theo công thức của EORTC QLQ-C30 Scoring Manual (2nd edition) 1999. Đối với tình trạng sức khỏe chung (GHS) và 5 thước đo chức năng với điểm số tốt nhất là 100, cho các thước đo triệu chứng điểm số tốt nhất là 0. Các dữ liệu

QLQ H&N35 được thể hiện đại diện bởi thước đo triệu chứng H&N và cũng phân độ giống QLQ C30: Raw scores = RS = n In ... 3 I 2 I 1 I + + + + Symptom scales/items: S = 100 range 1 RS 1 ×       − − Symptom scales/items: S = 100 range 1 RS ×     −

Global Health Sytatus: S = 100 range 1 RS ×     − 2.5. Sai số và biện pháp khống chế

- BN bỏ dở điều trị không phải lý do chuyên môn: Động viên BN và người nhà yên tâm, tin tưởng về phương pháp điều trị. Ngoài ra, động viên khích lệ người thân tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh có sức khỏe chống đỡ lại bệnh.

- Hồ sơ lưu trữ không đầy đủ hoặc thất lạc: Tất cả các BN được nghiên cứu đều được theo dõi sát bằng bệnh án mẫu và trên máy tính. Ngoài ra, cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bên có liên quan để góp phần hoàn thiện các dữ liệu cần nghiên cứu.

2.6. Xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học theo chương trình phần mềm SPSS 16.0. Các phép so sánh có p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Với các trường hợp cỡ mẫu phân tích nhỏ (dưới 20), dùng test chính xác Fisher để kiểm định giá trị p có ý nghĩa.

Phân tích ST theo Kaplan - Meier. Sử dụng phương pháp kiểm định Log rank để so sánh ST giữa 2 nhóm. Thống kê Log rank xấp xỉ theo phân bố χ2

(giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa).

Mô tả các yếu tố tiên lượng bằng các thuật toán phân tích đơn biến và phân tích đa biến dựa trên toán hồi quy logistic Cox của phần mềm SPSS.

Phân tích chất lượng cuộc sống qua hai bộ câu hỏi theo hướng dẫn của EORTC QLQ C30 và QLQ H&N35, so sánh giá trị trung bình bằng test T mẫu không phụ thuộc.

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Phác đồ TCF tấn công, sau đó hóa xạ đồng thời bằng Cisplatin đã được nhiều thử nghiệm giai đoạn III nghiên cứu và tổng kết cho thấy kết quả tốt hơn hẳn các phương thức khác.

- Nguy cơ lớn nhất có thể gặp phải khi tham gia nghiên cứu này là các độc tính cấp tính khi truyền hóa chất cũng như các tác dụng phụ của xạ trị. Để đảm bảo tính an toàn những BN cần theo dõi sát, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều trị.

- Việc nghiên cứu áp dụng hoá xạ trị tuần tự trong điều trị UTĐC giai đoạn muộn với mong muốn cải thiện tỷ lệ kiểm soát tại chỗ/tại vùng, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ cũng như kéo dài thời gian ST và nâng cao chất lượng sống đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng giai đoạn III.

- Nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện và chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, không nhằm mục đích nào khác. Những BN hội đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được giải thích chi tiết và chỉ khi họ đồng ý tham gia mới được áp dụng liệu trình điều trị. Tất cả các thông tin chi tiết về tình trạng bệnh tật của người bệnh được mã hoá và bảo mật kỹ càng.

BN SCC đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) được hóa trị tấn công TCF

Đánh giá đáp ứng theo RECIST

Có đáp ứng Không đáp ứng

Hóa xạ trị đồng thời

Cisplatin ngày 1, 22, 43 Loại khỏi phân tích

Đánh giá, phân tích

Đáp ứng theo RECIST

Đánh giá độc tính theo CTCAE

Phân tích sống thêm theo KAPLAN-MEIER

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Phân tích chất lượng cuộc sống

Đối chiếu mục tiêu

Kết luận đề tài

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm BN nghiên cứu

3.1.1. Tuổi, giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (m0) bằng hóa xạ trị tuần tự (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w