Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá vôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 27 - 29)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá vôi

Hoạt động khai thác đá vôi hiện nay bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường pháp lý, Luật khoáng sản, nhu cầu về vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương...

Môi trường pháp lý, Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2012 thay thế Luật khoáng sản năm 1996. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/03/2012 quy định về quyền đấu giá khai thác khoáng sản; quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011của Thủ tướng phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [25].

Nhu cầu về vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng có bước đột phá lớn đòi hỏi khối lượng lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp ứng. Vì vậy, hàng loạt mỏ mới với các quy mô vừa và nhỏ được mở ra trên khắp mọi miền đất nước. Một số khoáng sản được khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: quặng ilmenit, chì-kẽm, crôm, thiếc, mangan, quặng sắt, các loại đá cao cấp cho xây dựng...Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng quặng thô, quặng tinh

hoặc đã được chế biến. Nhu cầu xuất khẩu quặng có xu hướng gia tăng trong đó có than sạch. Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác.

Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm của nước ta lớn. Với lực lượng lao động trẻ, khoẻ, phần lớn là lao động phổ thông, cần có việc làm đang ngày càng gia tăng. Tài nguyên khoáng sản của nước ta nói chung phân bố trên diện rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại và nhu cầu đáp ứng cho thị trường ngày một tăng, nên một bộ phận lớn lao động còn chưa có việc làm đã tham gia hoạt động khai thác khoáng sản. Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, còn có các thành phần kinh tế khác. Trong số các doanh nghiệp được thành lập có nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động khoáng sản. Một lực lượng khác là các tổ hợp kinh doanh, khai thác khoáng sản hình thành ở hầu hết các huyện, xã. Lực lượng này chủ yếu tham gia kinh doanh, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sỏi...), hình thức khai thác rất linh hoạt, phong phú, theo mùa vụ…,để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu khoáng sản cho xây dựng tại địa phương. Vì vậy, hiện nay việc khai thác và chế biến khoáng sản đang được tiến hành rộng rãi ở các địa phương. Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước, các hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường sống, tác hại đến sức khoẻ của con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày nay, với tình trạng người lao động không có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp khá cao trong xã hội hiện nay thì nhu cầu giải quyết việc làm là rất cần thiết. Các mỏ đá mở ra cũng đã tạo cơ hội cho rất nhiều lao động đang không có việc làm ở địa phương có việc làm. Cùng với sự tham gia của cộng đồng, các vấn đề xã hội nói chung cũng như các vấn đề kinh tế được người dân quan tâm, tham gia và đóng góp các ý kiến của mình nhằm đảm bảo quyền lợi của họ. Do vậy, sự đồng thuận của người dân tại

khu vực dự án diễn ra có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh trật tự cũng được người dân hết sức quan tâm, vì vậy yêu cầu đối với các khu khai thác mỏ cần phải có các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự cho khu dân cư. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm hơn; điều này được thể hiện thông qua các văn bản pháp quy quy định về môi trường (luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn…) và sự quan tâm của người dân đối với vấn đề môi trường. Việc đặt ra các quy định về mặt môi trường và sự thắt chặt dần các quy định này buộc các nhà đầu tư và khai thác phải có biện pháp khai thác, hoạt động giảm các tác động tới môi trường, nâng cấp dần các công nghệ khai thác chế biến để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 27 - 29)