Một số biện pháp bảo vệ và giảm thiể uô nhiễm môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 86)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

3.4. Một số biện pháp bảo vệ và giảm thiể uô nhiễm môi trường tự nhiên

nhằm phát triển bền vững huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

3.4.1. Sự cần thiết phải bảo vệ và kiểm soát môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên, mà cụ thể là môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật cảnh quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sản xuất và sức khỏe của con người. Nó tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của con người từ nước sinh hoạt, không khí để thở, đất đai để sản xuất....Trên thực tế, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương hiện nay có 27 điểm mỏ khai thác đá vôi, hoạt động khai thác đá vôi đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường tự nhiên, nhiều khu vực khai thác, điểm dân cư xung quanh bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn...Tuy nhiên, có tới 11/27 điểm mỏ khai thác chưa đúng theo thiết kế, 02 mỏ giấy phép khai thác còn thời hạn tuy nhiên do không có nhu cầu khai thác nên một số cơ sở đang tiến hành trả lại mỏ trong khi hiện trạng mặt bằng các mỏ này chưa đưa về mặt bằng kết thúc (đáy mỏ gồ ghề và chưa đạt cao độ kết thúc, còn nhiều mỏm đá...) dẫn đến mặt bằng khai

thác nham nhở, khó khăn cho việc cải tạo, phục hồi và lập hồ sơ đóng cửa mỏ (như mỏ đá vôi núi Voi của công ty sản xuất vật liệu Quyết Tiến).

Qua quá trình tìm hiểu cho thấy, việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản các cơ sở đã có ý thức trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính về môi trường, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa thực hiện. Vẫn còn có điểm khai thác mỏ không có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường. Nhiều điểm mỏ còn hạn Giấy phép khai thác, hầu hết các cơ sở vẫn chưa tiến hành thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường do vẫn còn đang hoạt động khai thác hoặc chưa tiến hành khai thác, chỉ duy nhất mỏ đá vôi núi Voi tại thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn của Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Quyết Tiến đang tiến hành làm thủ tục đóng cửa mỏ, tuy nhiên mặt bằng còn nhiều mỏm đá chưa khai thác, chưa đưa về được hiện trạng kết thúc, công ty vẫn chưa tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường. Trong tổng số 10 Giấy phép khai thác đã hết hạn sử dụng trong đó có 07 mỏ chưa tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường do trữ lượng khoáng sản vẫn còn.

Như vậy, có thể thấy công tác thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường vẫn còn một số các cơ sở chưa nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định. Vì thế, nhiều điểm mỏ chưa thực hiện nhiều các biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động khai thác tới môi trường. Điều này dẫn đến nhiều bức xúc của người dân, nhất là những cụm dân cư gần các mỏ khai thác thường xuyên có những kiến nghị, đề xuất về việc giảm thiểu mức độ ô nhiễm đối với khu vực xung quanh đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước.

3.4.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương quan thiên nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Tiềm năng đá vôi của huyện rất dồi dào, hơn nữa trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về đá vôi ngày càng lớn. Đá vôi cho sản xuất xi măng, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng nhu cầu xi măng, xây dựng phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Do vậy, để đảm bảo được mục tiêu bảo vệ

tài nguyên, phát triển bền vững đảm bảo môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên huyện Kinh Môn thì việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đá vôi để làm tăng giá trị kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu. Và để làm được điều đó cần có sự phối hợp đồng bộ từ các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp khai thác đá cùng toàn thể nhân dân trong huyện.

Và để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững đảm bảo môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đề tài xin đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3.4.2.1. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Cốt yếu để giảm thiểu ô nhiễm không khí là giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn, chấn động và độ rung trong các hoạt động khai thác đá vôi.

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ giảm thiểu bụi không khí

Vòi phun

Kết dính các hạt bụi bằng nước từ vòi phun

Lắng đọng, thu hồi cặn trong nước

Lắng trong nước với thời gian lưu nước là 48 tiếng

- Lắp đặt hệ thống vòi phun dập bụi tại vị trí gần các đầu rót sau hệ thống trạm nghiền sàng, các khí và hàm lượng bụi lơ lửng gặp nước phun ở dạng sương mù, các hạt bụi bám kết dính vào nhau và rơi xuống. Khí sau khi xử lý bằng phương pháp dập bụi đảm bảo đạt tiêu chuẩn về môi trường.

- Bố trí quy hoạch và vận dụng hợp lí các giải pháp đồng bộ cho các giai đoạn phục vụ khai thác, chế biến nhằm giảm tối đa lượng chất thải phát sinh (khu vực chứa sản phẩm, chứa chất thải, chế biến...).

- Đối với hoạt động khoan, nổ mìn: máy móc, thiết bị có đầy đủ lí lịch kèm theo. Thường xuyên theo dõi định kì, bảo dưỡng thiết bị. Thực hiện giờ khoan, nổ phù hợp tránh ảnh hưởng đến giờ sinh hoạt cá nhân của các hộ dân xung quanh, có biển báo, có hiệu lệnh nổ mìn, tuân thủ khoảng cách an toàn đối với người là ≥ 400m, đối với nhà dân ít nhất 200m. Điều chỉnh tốc độ quay của mũi khoan sao cho số lượng bụi phát tán vào môi trường là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo được năng suất của máy khoan, không khoan vào những lúc có cường độ gió lớn nhằm tránh phát tán bụi đi xa.

- Đối với hoạt động vận chuyển: các xe chuyên chở đá phải có biện pháp che chắn, phủ, hạn chế đất đá rơi vãi trên đường vận chuyển. Các cung đường vận tải phải thường xuyên được tưới nước và thu dọn đất, đá rơi vãi. Các xe chuyên chở đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn. Trồng cây xanh dọc tuyến đường vận chuyển mỏ, bê tông hóa tuyến đường vận chuyển.

- Thực hiện biện pháp rào chắn trên cơ sở hai hướng gió chủ đạo trong năm, cách ly khu vực khai thác và chế biến để tránh bụi phát tán bằng hệ thống giàn phun sương cao áp, đặt tại độ cao lớn hơn tầm hoạt động của bụi trong mỏ. - Có các quy định trong bãi khai thác để giữ gìn vệ sinh trong và lân cận khu vực. Tập kết sản phẩm khai thác đúng nơi quy định, không để tràn hoặc bay bụi, không gây ảnh hưởng đến giao thông hoặc đến sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của nhân dân trong khu vực.

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển đủ tiêu chuẩn và được đăng kiểm đúng quy chuẩn để hạn chế gây bụi và khí thải độc hại trong quá trình vận chuyển. - Bố trí các xe chuyên chở vào những thời điểm thích hợp, tránh những giờ cao điểm gây ùn tắc giao thông. Hạn chế tham gia giao thông vào những giờ cần đặc biệt yên tĩnh như giờ nghỉ trưa, ban đêm.

- Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường sông để giảm áp lực đối với hệ thống giao thông đường bộ.

3.4.2.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

- Tiến hành nạo vét thường xuyên hệ thống mương thoát nước. Giúp lưu thoát nước, tránh ứ đọng lâu ngày gây bốc mùi và tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sinh sống ở quanh khu vực khai thác đá cũng như công nhân sống ở trong mỏ.

- Kết hợp với các biện pháp quản lý dầu mỡ, rơi vãi từ các phương tiện thi công, thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngày làm việc, không bố trí vật liệu độc hại gần nguồn nước. Các công ty khai thác cần quy hoạch kho chứa dầu mỡ, bố trí các thùng chứa dầu mỡ đúng quy chuẩn tránh trường hợp rò rỉ ra bên ngoài, lẫn vào đất và chảy ra môi trường xung quanh khi trời mưa. Các kho chứa dầu mỡ phải xa khu vực dân cư sinh sống, đủ điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ.

- Các công ty định kỳ thuê đơn vị vệ sinh môi trường của xã vận chuyển rác thải sinh hoạt của công nhân đến nơi xử lý. Rác thải của công nhân trong mỏ phải được thu gom và tập trung đúng nơi quy định. Ban quản lý các công ty cần phải thường xuyên nhắc nhở công nhân làm việc trong mỏ phải bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra khu dân cư.

- Nước thải sinh hoạt: các khu vực khai thác mỏ cần có những khu vực vệ sinh, khu vực sử dụng nước sinh hoạt riêng và có hệ thống xử lí tại chỗ như bể tự hoại, nước tắm, giặt, nhà bếp qua bể lắng cát. Sau đó hai dòng chảy này nhập lại và xử lí trong bể chung trước khi xả vào các đường thoát nước chung.

- Nước mưa chảy tràn đổ ra quanh miệng khai trường sẽ được thu gom theo các rãnh bao quanh miệng khai trường và đổ vào hệ thống thoát chung của khu vực. Trên các tuyến đường dẫn nước mưa nên bố trí các hố lắng cặn. Cặn rác sẽ được nạo vét định kì theo thời gian là mùa mưa, hay mùa khô. Nước tích tụ tại hố thu nước ở đáy mong khai thác sẽ được bơm lên bề mặt đổ vào hệ thống thoát chung.

- Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của nước chảy tràn:

+ Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh công trường, không xả rác bừa bãi. + Bố trí hợp lí và che chắn các khu vực tập kết, tránh hiện tượng đổ bừa bãi gây ra tình trạng khi có mưa một lượng rất lớn đất đá bị nước cuốn theo.

+ Không khai thác ngoài phạm vi cho phép.

+ Quản lí chặt chẽ khu vực bãi thải, không để đất đá thải bị đổ tràn lan vào nguồn nước.

+ Xây dựng công trình thoát nước đồng thời với nhiệm vụ lắng, tách tạp chất bao gồm: mương thu nước, hồ xử lí nước, mương thoát nước ngoài mỏ...

3.4.2.3. Giải pháp xử lí chất thải rắn

Chất thải rắn là đất đá nên được thu gom sử dụng cho cải tạo mặt đường, lấp các lỗ hổng trên đường vận tải. Chất thải rắn là vỏ bao bì, phế liệu sản xuất... nên được thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế. Các chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lí theo quy định địa phương và cơ quan vệ sinh môi trường. Dầu mỡ và các chất thải nguy hại nên thu gom và xử lí theo đúng quy định hiện hành. Việc đảm bảo thu gom chất thải rắn sẽ góp phần hạn chế những tác nhân ô nhiễm đối với môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất tại khu vực xung quanh điểm mỏ khai thác.

3.4.2.4. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới hệ sinh thái - cảnh quan

Để hạn chế ảnh hưởng tới hệ sinh thái cảnh quan và tài nguyên của huyện, đề tài đề xuất các giải pháp sau:

- Các điểm mỏ khai thác tuân thủ việc khai thác đúng công suất thiết kế và thời gian cấp phép.

- Khai thác tối đa trữ lượng đá vôi trong biên giới đã xác định, tránh lãng phí tài nguyên.

- Việc hoàn nguyên đất và thảm thực vật tại các khu vực khai thác đá trở lại trạng thái ban đầu là không thể. Tuy nhiên, có thể khắc phục bằng cách san gạt tạo điều kiện mặt bằng để có thể tiến hành trồng cây, phủ xanh diện tích.

- Khi kết thúc khai mỏ, các công ty cần tiến hành các thủ tục đóng cửa mỏ và thực hiện các biện pháp bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường theo đúng quy định của Bộ Công nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn cho thấy hoạt động khai thác đá vôi đã có những ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và sinh thái cảnh quan khu vực. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường tự nhiên của huyện bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác đá vôi, đặc biệt là những khu vực gần các mỏ khai thác. Một số khu vực có các chỉ số bụi, tiếng ồn vượt QCCP. Tuy nhiên, số điểm quan trắc có kết quả vượt QCCP không nhiều, mức độ vượt QCCP không cao, do vậy có thể khẳng định hoạt động khai thác đã vôi có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nhưng không lớn. Trên cơ sở những tác động của hoạt động khai thác đá vôi ở Kinh Môn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương" luận văn đã làm rõ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản và những tác động của nó tới môi trường tự nhiên. Luận văn đã chỉ ra, hoạt động khai thác khoáng sản đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, trong đó đặc biệt là đối với môi trường không khí, môi trường nước và môi trường sinh thái, cảnh quan.

Tác giả đã thu thập và phân tích tài liệu, xử lí số liệu để làm nổi bật hiện trạng khai thác đá vôi của huyện Kinh Môn trong những năm qua và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên của huyện, trong đó đặc biệt là đối với môi trường không khí và sinh thái cảnh quan. Luận văn cũng đã chỉ ra được những điểm, những khu vực có hiện tượng ONMT không khí, ô nhiễm nước và những biến đổi môi trường sinh thái cảnh quan do tác động của hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn.

Luận văn đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tế để tìm ra được những nguyên nhân gây nên tình trạng ONMT tự nhiên, những thay đổi cảnh quan thiên nhiên tại địa phương do hoạt động khai thác đá vôi, kiến nghị một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm và BVMT, cảnh quan thiên nhiên của huyện và một số định hướng phát triển bền vững trong tương lai.

2. Kiến nghị

Để tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững và để bảo vệ môi trường tự nhiên và sinh thái cảnh quan huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đề tài cũng mạnh dạn kiến nghị:

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường

- Đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu UBND tỉnh giao Chi cục Bảo vệ môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường các huyện, thị xã,

thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục kiểm tra, đánh giá đối với ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá vôi nói riêng đến môi trường và công tác cải tạo, phục hồi môi trường để đề xuất triển khai kịp thời có hiệu quả phòng chống, ngăn ngừa các sự cố rủi ro về môi trường.

- Giao Thanh tra Sở kết hợp với các ngành, các bộ phận chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về công suất khai thác, diện tích khai thác...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 86)