Nguồn tác động trong quá trình khai thác đá vôi đến môi trường tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 61 - 65)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

3.1. Nguồn tác động trong quá trình khai thác đá vôi đến môi trường tự

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

3.1. Nguồn tác động trong quá trình khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá vôi nói riêng ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu do tác động từ các nguồn sau:

Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình khai thác đá vôi

TT Hoạt động, nguồn gây tác động

Nhân tố

phát sinh Đối tượng bị tác động

1 Nổ mìn phá đá Bụi, khí thải, ồn, rung

Môi trường không khí, môi trường đất, hệ sinh thái và

con người 2 Vận chuyển đất, đá Bụi, khí thải, ồn,

rung

Môi trường không khí, hệ sinh thái và con người.

3 Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc

Khí thải, chất thải rắn nguy hại

Môi trường không khí, hệ sinh thái, môi trường, nước, đất và con người.

4 Sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên

Nước thải, rác thải sinh hoạt.

Môi trường nước, đất, không khí, hệ sinh thái và

con người.

Qua quá trình khảo sát hiện trạng khai thác tại các điểm mỏ cho thấy: Các điểm mỏ áp dụng công nghệ khai thác cơ giới với mức độ đầu tư khác nhau và sử dụng hệ thống khai thác phù hợp với thiết bị đầu tư, sản lượng khai thác, điều kiện địa hình, cấu tạo điạ chất và số năm khai thác. Hiện tại trên địa bàn huyện Kinh Môn đã và đang áp dụng công nghệ khai thác có hoạt động nổ

mìn. Do vậy, quá trình khai thác đá vôi tại các điểm mỏ sẽ phát sinh ra các chất thải tác động đến môi trường như:

Hình 3.1. Sơ đồ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường tự nhiên

Hoạt động khai thác đá vôi có tác động lớn nhất tới môi trường không khí, sinh thái cảnh quan thiên nhiên, tiếp đển là có ảnh hưởng tới môi trường nước và môi trường đất.

3.1.1. Nguồn tác động giai đoạn nổ mìn phá đá

Quá trình khoan, nổ mìn trong giai đoạn mở vỉa, khai thác phát sinh ra bụi, tiếng ồn, độ rung và các loại khí độc như: NO2, SO2, CO2...Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì tải lượng bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn khai thác đá là 0,4 kg/tấn. Lượng vật chất phát sinh ra khi phá đá bằng nổ mìn bao gồm nhiều loại bụi có kích cỡ rất khác nhau, trong đó loại đá tảng, đá dăm sẽ bắn ra xung quanh tâm nổ ở cự ly khoảng 200 m, còn bụi kích cỡ nhỏ (<0,05mm) sẽ tung lên cao khoảng 10 - 15m. Bụi này thuộc loại hạt mịn (0,1÷ 0,05mm) cùng với khói thuốc nổ sẽ lan tỏa đi xa và bay theo chiều gió. Tuy nhiên, lượng bụi này phát sinh tức thời, dễ dàng pha loãng với không khí trên cao, khu vực nổ mìn thoáng, rộng nên không gây ảnh hưởng thường xuyên đến

Khai thác đá

vôi

Môi trường nước

Môi trường đất

Môi trường sinh thái Môi trường không khí

sức khỏe con người. Những hạt bụi có kích thước lớn hơn 20µm có khả năng tồn tại lâu trong không khí nên phạm vị ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn chỉ mang tính tức thời, bụi sẽ phát tán và hòa tan vào môi trường không khí trong thời hạn khoảng 15 phút, do vậy khi công nhân vào lao động trên khai trường thì nồng độ bụi hầu như đã được kiểm soát. Về khí thải trong quá trình nổ mìn thì với việc dùng thuốc nổ trong quá trình phá đá nên phát sinh một số chất khí thải độc hại như: CO, NO2. Thực chất của quá trình kích nổ khối thuốc nổ AD1 là tạo ra phản ứng cháy của TNT và NH4NO3 với oxi .

3.1.2. Nguồn tác động do hoạt động vận chuyển

Hoạt động vận chuyển trong các mỏ khai thác, sử dụng các phương tiện vận tải đường bộ sẽ phát sinh bụi cuốn từ đường, đất, cát rơi, vãi, tiếng ồn và khí thải của xe ô tô vận chuyển (bụi, NO, SO2, CO2) các chất này sẽ tác động đến môi trường không khí, sức khỏe và an toàn của công nhân. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xúc bốc, vận chuyển và nghiền sàng đá là 0,17 kg/tấn đá sản phẩm.

Quá trình chế biến và vận chuyển sẽ đưa vào môi trường không khí một lượng bụi khá lớn. Lượng bụi này có cỡ hạt 0,1  0,05 mm. Kết quả khảo sát thực tế khi mỏ đang hoạt động lượng bụi này lan tỏa ra xung quanh khu vực nghiền, sàng trong bán kính khoảng 50m và bốc lên cao khoảng 5-7m, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.

Để giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh, hầu hết các cơ sở đã áp dụng một số biện pháp giảm thiểu như: tưới nước đường vận chuyển (tuyến đường vận chuyển cả trong và ngoài mỏ), trồng cây xanh dọc tuyến đường vận chuyển mỏ, bê tông hóa tuyến đường vận chuyển, che phủ các xe vận chuyển.

3.1.3. Nguồn tác động do việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc

Trong các mỏ khai thác đá vôi thường dùng các loại máy xúc, ô tô vận tải...Do vậy, quá trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc phát

sinh nhiều chất thải nguy hại (giẻ lau nhiễm dầu mỡ, dầu thải, chất hấp thụ nhiễm dầu, mỡ...). Đối với hoạt động của các thiết bị khai thác mỏ như: Máy xúc thủy lực gầu ngược bánh xích PC - 200, dung tích gầu xúc (0,8  1,2) m3; máy xúc lật bánh lốp dung tích gầu (2,0  3,5) m3; máy nén khí DONGFENG W 3,5/5 công suất 3,5 m3/phút; ô tô vận tải tự đổ tải trọng 10 tấn, căn cứ vào số lượng và chủng loại của các loại phương tiện, máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình khai thác ở các mỏ, hệ số ô nhiễm theo tài liệu kỹ thuật đánh giá nhanh của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì tải lượng của các khí thải phát tán vào môi trường không khí được được định tính như sau:

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hệ số ô nhiễm khi đốt dầu DO là

Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu DO dùng cho máy móc, thiết bị Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu)

Bụi 0,28

SO2 20.S

NO2 2,84

CO 0,71

VOC 0,035

(Nguồn: World Health Organization - 1993)

Quá trình dùng dầu DO vận hành máy móc, thiết bị trên sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm như: SO2, NOx, CO và VOC gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Đây là nguồn ô nhiễm phân tán khó kiểm soát và khả năng phát tán nhanh nhờ gió.

3.1.4. Nguồn tác động do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ

Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại các điểm mỏ phát sinh nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt.

Tại một số mỏ có quy mô khai thác lớn của các công ty (Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty CP khai thác và chế

biến khoáng sản Hải Dương...) đều đã xây dựng các khu điều hành, khu ở cho công nhân, xây dựng các công trình xử lí nước thải sinh thải. Còn lại chủ yếu là những điểm mỏ nhỏ, quy mô khai thác không lớn, lượng công nhân hoạt động khai thác tại mỏ không nhiều và không sinh hoạt tại mỏ vì vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh rất ít nên ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể.

Trong hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện còn phát sinh chất thải rắn thông thường và nước mưa chảy tràn. Chất thải rắn thông thường chủ yếu như đất, đá thải. Nước mưa chảy tràn phát sinh khi trời mưa. Nước mưa chảy tràn khu vực mỏ sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã... xuống các vực nước trong khu vực. Nếu lượng nước này không được quản lí tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước dưới đất và đời sống thủy sinh trong khu vực. Để giảm thiểu tác động đến môi trường, hầu hết các cơ sở đều tận dụng địa hình để tạo hố lắng hoặc đào hố lắng, đào rãnh xung quanh mỏ để thu gom nước mưa chảy tràn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 61 - 65)