Đánh giá chung về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 84 - 86)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến

trường tự nhiên huyện Kinh Môn

Qua tìm hiểu thực trạng khai thác đá vôi của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cho thấy huyện có nguồn khoáng sản đá vôi rất dồi dào và đang được khai thác có hiệu quả nên đã có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của toàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Tuy nhiên, đi kèm với những tác động tích cực đó thì qua nghiên cứu, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên ta thấy hoạt động khai thác đá vôi đã có ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên, nhất là môi trường không khí và sinh thái cảnh quan.

Trên địa bàn huyện Kinh Môn, thì khu vực thị trấn Phú Thứ, thị trấn Minh Tân là 2 khu vực mà môi trường tự nhiên có mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng nhất, trong đó đặc biệt là ô nhiễm bụi trong không khí.

Thị trấn Minh Tân, với điểm quan trắc K6, K7 (hình 3.2), 01 điểm quan trắc khu dân cư Bích Nhôi, và 01 điểm quan trắc nước mặt N6 (hình 3.3) có các chỉ số quan trắc vượt QCCP, trong đó đặc biệt là chỉ số bụi TPS và bụi PM10 trong không khí. Đây là một trong ba thị trấn trong huyện, có dân số đông, hoạt động kinh tế phát triển sôi động và lại là thị trấn có hoạt động khai thác đá vôi mạnh mẽ nhất, do vậy mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi là rõ rệt nhất trong đó đặc biệt là môi trường không khí.

Chỉ sau thị trấn Minh Tân là thị trấn Phú Thứ, qua kết quả nghiên cứu, trên địa bàn thị trấn Phú Thứ cũng có 02 điểm quan trắc không khí là K9 và K14, 01 điểm quan trắc không khí ở khu dân cư K17 và 01 điểm quan trắc nước mặt tại điểm N8 có các chỉ số vượt QCCP, trong đó đặc biệt là chỉ số bụi TPS và bụi PM10 trong không khí, tuy nhiên chỉ số vượt cũng ở mức thấp chỉ từ 1,02 - 1,08 lần.

Tiếp theo là trên địa bàn xã Tân Dân cũng có mức độ ô nhiễm thể hiện có điểm quan trắc thường xuyên của khu dân cư Thượng Trà, xã Tân Dân có chỉ số bụi TPS vượt QCCP, nhưng mức độ vượt thấp. Tác nhân gây ô nhiễm chính ở đây là do bụi của hoạt động khai thác và vận chuyển đá vôi của các mỏ trên địa bàn.

Các xã, phường, thị trấn còn lại trong huyện Kinh Môn có thể khẳng định môi trường tự nhiên không bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá vôi. Vì khả năng gây ô nhiễm của hoạt động này chủ yếu ở địa bàn quanh khu vực khai thác bởi khả năng phát tán bụi không thể bay xa và thời gian bụi nhiều không liên tục hơn nữa trong quá trình khai thác và vận chuyển các công ty khai thác đều cũng đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy, hoạt động khai thác đá vôi có ảnh hưởng đến môi trường nước nhưng mức độ ảnh hưởng ít, không đáng kể. Trong tổng số 15 mẫu nước được lấy nghiên cứu cả nước thải tại các mỏ khai thác và cả nước ngầm thì chỉ có 02 mẫu nước thải tại các moong khai thác có hàm lượng Fe vượt ngưỡng cho phép đó là tại điểm N7 và N8 có hàm lượng kim loại Fe vượt QCCP từ 1,03 -1,07 lần còn các điểm khác, chỉ số khác đều nằm trong ngưỡng cho phép. Do vậy có thể khẳng định, hoạt động khai thác đá vôi có ảnh hưởng đến môi trường nước nhưng ảnh hưởng không đáng kể.

Phân tích kết quả quan trắc 08 mẫu đất được lấy ở các vị trí khác nhau tại các mỏ khai thác đá vôi cho thấy: Ở tất cả các điểm lấy mẫu, hàm lượng các kim loại nặng trong đất đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03:2008/BTNMT. Đất có độ kiềm vừa phải (độ pH của dung dịch đất bão hòa trong dung dịch KCL dao động trong khoảng 7,05 - 7,25). Như vậy, có thể khẳng định hoạt động khai thác đá vôi không có ảnh hưởng đến môi trường đất ở khu vực khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Mặc dù, hoạt động khai thác đá vôi có ảnh hưởng nhỏ tới môi trường nước và không ảnh hưởng đến với môi trường đất nhưng qua nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lớn nhất của hoạt động khai thác đá vôi là đến với môi trường không khí và sinh thái cảnh quan. Khai thác đá đã làm tăng nồng độ bụi trong không khí, gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.

Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu. Qua tìm hiểu cho ta thấy các loài động, thực vật ở địa phương đang ngày càng bị ít dần đi. Nhiều loài cây chỉ mọc trên núi đá vôi như các loài phong lan…đang dần bị tuyệt chủng do quá trình khai thác đá và nổ mìn bóc đá ra kéo theo những cây sống trên đó cũng bị bay theo. Còn các loài động vật thì mất nơi sinh sống. Một số loài chim, sáo, sóc, chồn… đã lâu người dân ở đây không còn được nhìn thấy nữa, chim thì ít dần đi. Bên cạnh đó, khai thác đá làm cho cảnh quan môi trường ở đây cũng không còn nữa. Các vách núi là thiên nhiên ban tặng cho địa phương một phong cảnh đẹp. Nhưng từ khi bị khai thác, các vách đá lở ra, cây cối bị phá hủy theo, kéo theo nhiều bụi đá trắng xóa, cây cối nhuộm một màu trắng. Sự tổn thất tài nguyên đá là vĩnh viễn khi các mỏ đá vôi được khai thác. Mặc dù hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật ở đây rất nghèo nàn, giá trị sử dụng không cao chủ yếu là cây dại, nhưng những tác động, ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đá vôi ở huyện Kinh Môn đến môi trường sinh thái là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 84 - 86)