Thực trạng công tác quản lí hoạt động khai thác đá vôi ở Kinh Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 55 - 58)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

2.2. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi ở huyện Kinh Môn, tỉnh

2.2.2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động khai thác đá vôi ở Kinh Môn

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với tài nguyên đá vôi của huyện Kinh Môn nói riêng đã được các cấp, các ngành tỉnh Hải Dương quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần không nhỏ trong việc chấn chỉnh và đưa hoạt động khoáng sản của tỉnh đi vào nề nếp. Việc cấp giấy phép khai thác đá vôi được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, hoạt động thăm dò, khai thác đá vôi được thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật khoáng sản, pháp luật bảo vệ môi trường và các pháp luật khác có liên quan, tạo thêm nhiều việc làm góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực.

Trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương hiện nay không có khu vực đá vôi nào đang được khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng. Tính đến 30/6/2015 trên địa bàn huyện có 17 giấy phép khai thác đá vôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đang còn hiệu lực, trong đó, Cơ quan Trung ương cấp 05 giấy phép gồm 04 giấy phép đang hoạt động (03 giấy phép của Công ty xi măng Hoàng Thạch, 01 giấy phép của Công ty xi măng Phúc Sơn ) và 01 giấy phép đang hoàn thiện các thủ tục để khai thác (01 giấy phép của Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III).

UBND tỉnh cấp 12 giấy phép, gồm 08 giấy phép đang hoạt động, 01 giấy phép dừng hoạt động từ năm 2009 (giấy phép khai thác đá vôi mỏ Núi Cóc của Công ty TNHH Đức Phúc) và 02 giấy phép khai thác của Công ty TNHH Phú Tân đang hoàn thiện các thủ tục để đưa mỏ vào khai thác.

Sản xuất xi măng gồm 10 cơ sở của 09 doanh nghiệp, trong đó có 04 cơ sở sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay (Công ty xi măng Hoàng Thạch,

Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III và Công ty TNHH Phú Tân), 06 cơ sở sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng (VLXD Thành Công, Công ty TNHH Phú Tân, Công ty Cổ phần xi măng Trung Hải - Hải Dương, Công ty xi măng Duyên Linh, Công ty xi măng Cường Thịnh và xi măng Vạn Chánh) công suất đạt khoảng 8 triệu tấn xi măng/năm.

Sản xuất đá xây dựng gồm 04 doanh nghiệp: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương, Công ty liên doanh công trình Hữu Nghị, Công ty sản xuất VLXD Quyết Tiến với công suất khoảng 2,5 triệu m3 đá xây dựng các loại/năm [18].

Và để tăng cường công tác quản lí khai thác và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 15/10/2015, UBND tỉnh Hải Dương có quyết định số 2510/QĐ-UBND, theo đó phê duyệt 126 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh. Ngày 06/6/1997, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định số 898/QĐ-UB về việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy định của Luật khoáng sản năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương thực hiện việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 28/02/2011, UBND tỉnh đã có văn bản số 237/UBND - VP giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương rà soát, bổ sung khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/9/2011, UBND tỉnh đã có quyết định số 2494/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã hợp đồng với Viện Địa chất và môi trường để triển khai thực hiện và đã khoanh định xong các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản báo cáo UBND tỉnh. Song một số giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp (giai đoạn trước đây) không phải là khu vực cấm,

tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 28, Luật khoáng sản nhưng ngành Văn hóa, thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản, vấn đề này UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương xem xét, giải quyết.

Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Trên địa bàn huyện, bên cạnh những loại khoáng sản đã đang được khai thác có hiệu quả thì vẫn còn một số loại khoáng sản chưa khai thác. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật về khoáng sản, đồng thời được cụ thể hóa qua các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tháng 5/2014 tại khu vực núi Nhẫm Dương thuộc địa bàn xã Duy Tân, huyện Kinh Môn xuất hiện tình trạng khai thác đá vôi trái phép, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và có văn bản số 372/STNMT - QLTNKSNKTTV ngày 28/5/2014 yêu cầu UBND huyện Kinh Môn kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác đá vôi trái phép trên địa bàn huyện Kinh Môn nói chung, khu vực núi Nhẫm Dương nói riêng đã được ngăn chặn.

Bảng 2.5. Tổng tiền kí quỹ PHMT và phí BVMT của hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

(đơn vị: nghìn đồng) TT Năm Tài nguyên 2013 2014 2015 2016 Tiền kí quỹ PHMT Phí BVMT Tiền kí quỹ PHMT Phí BVMT Tiền kí quỹ PHMT Phí BVMT Tiền kí quỹ PHMT Phí BVMT 1 Đá vôi và đá sét xi măng 1.367 4.985 18.476 19.052 2.142 1.756 915 8.632 2 Đá vôi làm VLXDTT 1.791 3.661 4.643 3.522 1.540 3.937 1.300 2.373

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương các năm 2013, 2014, 2015, 2016)

Bên cạnh đó, thì công tác phục hồi môi trường sau khai thác và công tác kí quỹ môi trường cũng được các cấp quản lí quan tâm. Tính đến tháng 6/2015 tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã nộp tại quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương là 32.925.636.849 đồng, trong đó tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã nộp đối với các giấy phép khai thác đá vôi là 20.777.192.992 đồng [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)