Hệ sinh thái, cảnh quan khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 81 - 84)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

3.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên huyện kinh Môn, tỉnh Hải Dương do

3.2.4. Hệ sinh thái, cảnh quan khu vực

Khai thác đá gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu. Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều loài bò sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những hồ, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và ếch nhái cũng bị hủy diệt. Thức ăn của động vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật ở cạn và ở nước đều bị hủy hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân cận. Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh trưởng trong điều kiện thoát nước tự nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và

trốn tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật gần hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nước khác đã làm giảm số lượng và chất lượng sinh cảnh cần thiết cho chim nước và nhiều loài ở cạn khác. Phương pháp san lấp bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên những thung lũng dốc hẹp là nơi sinh sống quan trọng của nhưng loài động thực vật quý hiếm. Nếu đất được tiếp tục đổ vào những nơi này sẽ làm mất sinh cảnh quan trọng và làm tuyệt diệt một số loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm chất lượng sinh cảnh. Yêu cầu về sinh cảnh của nhiều loài sinh vật không cho phép chúng điều chỉnh những thay đổi do nhiễu loạn đất gây ra. Những thay đổi này làm giảm khoảng không gian. Chỉ một số loài ít chống chịu được nhiễu loạn. Chẳng hạn ở nơi mà sinh cảnh cần thiết bị hạn chế như hồ ao hoặc nơi sinh sản quan trọng thì loài có thể bị hủy diệt. Những động vật lớn và những động vật khác có thể bị "cưỡng chế" đến những vùng lân cận mà những vùng này cũng đã đạt mức chịu đựng tối đa. Sự quá tải này thường dẫn đến xuống cấp của sinh cảnh còn lại và do đó giảm sức chịu đựng và giảm sức sinh sản, tăng cạnh tranh nội loài và giữa các loài và giảm số lượng chủng quần so với số lượng ban đầu khi mới bị di dời. Xuống cấp của sinh thái là hậu quả của khai thác đá không chỉ trực tiếp ở nơi khai đá mà trên diện rộng. Những hố khai thác và đất đá phế thải sẽ không tạo được thức ăn và nơi trú ẩn cho đa số các loài động vật. Khai thác đá và những thiết bị vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc rất ít kết hợp việc thiết lập những mục tiêu sử dụng đất sau khai thác nên việc cải tạo đất bị nhiễu loạn trong quá trình khai thác thường không được như ban đầu. Hệ sinh thái ở địa phương cũng bị ảnh hưởng do khai thác, chế biến đá gây ra. Các loài động thực vật sống ở các núi đá dần ít đi do quá trình nổ mìn làm thiệt hại các loài cây và mất chỗ ở của nhiều loài động vật.

Qua tìm hiểu cho ta thấy các loài động, thực vật ở địa phương đang ngày càng bị ít dần đi. Nhiều loài cây chỉ mọc trên núi đá vôi như các loài phong

lan…đang dần bị tuyệt chủng do quá trình khai thác đá và nổ mìn bóc đá ra kéo theo những cây sống trên đó cũng bị bay theo. Còn các loài động vật thì mất nơi sinh sống. Một số loài chim, sáo, sóc, chồn…đã lâu người dân ở đây không còn được nhìn thấy nữa, chim thì ít dần đi. Theo như đa số người dân được hỏi cho biết các loài thực vật đã ít đi rất nhiều so với trước khi có hoạt động khai thác đá. Một số loại cây quý như sanh, đa…hầu như là không còn nữa, trước đây thì mọc rất nhiều trên các vách núi. Và đa số người trả lời cho rằng các loài động vật ngày càng ít đi trông thấy. Các vách đá là nơi làm tổ của rất nhiều loài sáo và là nơi trú ngụ của các loài như sóc, chồn…nhưng từ khi các công ty khai thác đá vào cuộc thì hoạt động nổ mìn, tiềng nổ đã làm cho các loài động vật không thể kéo dài thêm cuộc sống ở nơi nguy hiểm được nữa. Vì thế mà quỹ động, thực vật ngày càng ít đi.

Bên cạnh đó, khai thác đá làm cho cảnh quan môi trường ở đây cũng không còn nữa. Các vách núi là thiên nhiên ban tặng cho địa phương một phong cảnh đẹp. Nhưng từ khi bị khai thác, các vách đá lở ra, cây cối bị phá hủy theo, kéo theo nhiều bụi đá trắng xóa, cây cối nhuộm một màu trắng.

Đặc điểm của khai thác mỏ lộ thiên nói chung và khai thác khoáng sản rắn nói riêng là đều chiếm dụng diện tích đất lớn. Hoạt động khai thác đá vôi sẽ làm biến đổi địa hình núi đá vôi thành khu vực bằng phẳng. Tác động nêu trên là không thể tránh khỏi trong quá trình khai thác các loại khoáng sản rắn bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Tác động do hoạt động khai thác đá vôi gây nên mang tính lâu dài, địa hình, địa mạo nguyên thủy của khu vực hoàn toàn biến đổi và sẽ không khôi phục được nguyên dạng.

Sự tổn thất tài nguyên đá là vĩnh viễn khi các mỏ đá vôi được khai thác. Mặc dù hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật ở đây rất nghèo nàn, giá trị sử dụng không cao chủ yếu là cây dại, nhưng những tác động, ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đá vôi ở huyện Kinh Môn đến môi trường sinh thái là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 81 - 84)