Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở Hải Dương và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 38 - 42)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở Hải Dương và các

đề môi trường

1.2.4.1. Tài nguyên khoáng sản

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng và có tiềm năng khoáng sản khá lớn. Tiềm năng khoáng sản tại Hải Dương chủ yếu tập trung vào nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trong đó có giá trị nhất là đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng, phụ gia xi măng, đất sét chịu lửa, đất sét trắng, kaolin, Keratopyr, cát thuỷ tinh, đá vôi, đá sét xi măng, đá vôi xây dựng, sét gạch ngói, cát đen xây dựng và đất đồi. Tuy nhiên do các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nêu trên đã được phát hiện và khai thác phục vụ con người từ rất sớm, đặc biệt là trong thời gian gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các loại khoáng sản nêu trên được khai thác triệt để hơn với quy mô, sản lượng ngày càng tăng nên trữ lượng mỏ đang dần cạn kiệt.

Tính đến hết 31/10/2015, trên địa bàn tỉnh hiện có 43 giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho 25 doanh nghiệp đang còn hiệu lực. Trong đó, Cơ quan Trung ương cấp 11 giấy phép (08 giấy phép khai thác đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng; 02 giấy phép khai thác sét chịu lửa, sét gốm sứ; nước khoáng nóng là 01 giấy phép)

Ở cấp tỉnh thì UBND tỉnh cấp 32 giấy phép khai thác. Trong đó, khai hác đá vôi làm VLXDTT là 11 giấy phép; khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp là 08 giấy phép; khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel là 06 giấy phép; đất, cát san lấp là 03 giấy phép; khai thác sét trắng, cao lanh là 02 giấy phép; khai thác Keratophia, Silic là 02 giấy phép.

Theo số liệu tổng hợp thăm dò, cấp phép và báo cáo của các doanh nghiệp, trữ lượng một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh, tính đến thời điểm 30/6/2015 là: Đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng có trữ lượng rất lớn ước tính là 222.638.537 tấn (đá vôi xi măng: 198.941.716 tấn, đá sét xi măng: 23.696.821 tấn). Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng 13.812.103 m3. Sét trắng, sét chịu lửa, sét gốm sứ trữ lượng 2.318.000 tấn. Than đá có trữ lượng khoảng 5.635.000 tấn [18].

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã cơ bản thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư chiều sâu vào công nghệ khai thác, chế biến và tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần cải tạo từng bước cơ sở hạ tầng của các địa phương. Các giấy phép khai thác khoáng sản được cấp phép theo đúng các quy định hiện hành.

Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản còn ở mức độ thấp, chưa khai thác triệt để được quặng nghèo, các thành phần có ích đi kèm trong quặng, tài nguyên khoáng sản chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Tình trạng "dễ làm - khó bỏ" khai thác không theo quy hoạch, không theo thiết kế vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Điều này dẫn tới việc tài nguyên

khoáng sản nhanh chóng cạn kiệt, tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác và chế biến còn ở mức cao, chưa kiểm soát được.

Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn nhiều hạn chế, trên địa bàn tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản (đất đồi, đất sét và cát lòng sông) trái phép diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông thuộc tỉnh.

Hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định đến môi trường. Môi trường nhiều khu vực khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn tại các điểm khai thác, các tuyến đường vận chuyển và các khu dân cư quanh mỏ, ô nhiễm nguồn nước tại các điểm khai thác, chế biến khoáng sản...gây nhiều bức xúc trong dân cư mà chưa được giải quyết dứt điểm.

1.2.4.2. Tài nguyên nước

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hoạt động khai thác tài nguyên nước chủ yếu phục vụ mục đích sản xuất, sinh hoạt và một số ít sử dụng trong kinh doanh (sản xuất nước đóng chai). Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh đã cấp 152 giấy phép khai thác nước mặt và nước dưới đất cho 144 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Giấy phép khai thác nước dưới đất có 104 giấy phép (nước cấp cho mục đích sản xuất và sinh hoạt là 90 giấy phép; nước đóng chai là 14 giấy phép). Giấy phép khai thác nước mặt có 48 giấy phép (nước cấp cho mục đích sản xuất và sinh hoạt là 47 giấy phép; nước đóng chai là 01 giấy phép). Việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được triển khai ngay sau khi Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành [18].

Tuy nhiên, việc sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước còn diễn ra khá phổ biến gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng lớn tới nguồn nước.

Các công trình khai thác nước đơn lẻ (giếng khoan, giếng đào) của các tổ chức, cá nhân thường được thiết kế khai thác ở tầng nông, lưu lượng khai thác nhỏ, thực hiện tự phát dùng để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, thời gian khai thác ngắn vì vậy, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng, mực nước ngầm có nguy cơ bị hạ thấp và ô nhiễm, nguồn nước mặt bị suy giảm.

Nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước, phần lớn dùng nước tự khoan thấy có nước nhạt thì dùng, nước mặn, nước lợ thì bỏ, không trám lấp các lỗ khoan theo đúng quy định dẫn đến ô nhiễm, cạn kiệt và phá hủy các tầng chứa nước có chất lượng tốt, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng, lực lượng làm công tác quản lý có nơi còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động khai thác khoáng sản, những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường. Ngành khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá vôi nói riêng là ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, nó là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng đang có nhiều bước phát triển mới. Sản lượng khai thác các loại khoáng sản ngày càng tăng, công nghệ, kĩ thuật khai thác ngày càng hiện đại. Sự phát triển của ngành đã đang đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung cho cả hệ thống nền kinh tế địa phương tuy nhiên cũng để lại nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 38 - 42)