Công nghệ khai thác, vận chuyển đá vôi ở huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 58 - 61)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

2.2. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi ở huyện Kinh Môn, tỉnh

2.2.3. Công nghệ khai thác, vận chuyển đá vôi ở huyện Kinh Môn

Qua quá trình khảo sát hiện trạng khai thác tại các điểm mỏ thấy rằng ở tất cả các mỏ đều áp dụng công nghệ khai thác cơ giới với mức độ đầu tư khác nhau và sử dụng hệ thống khai thác phù hợp với thiết bị đầu tư, sản lượng khai thác, điều kiện địa hình, cấu tạo địa chất và số năm khai thác. Hiện tại trên địa bàn huyện Kinh Môn đã và đang áp dụng công nghệ khai thác có hoạt động nổ mìn (Hình 2.6).

Hình 2.7. Sơ đồ công nghệ khai thác có hoạt động nổ mìn

Trước khi tiến hành khai thác các cơ sở thường phải dọn mặt bằng khai thác, mở vỉa để các phương tiện vận chuyển máy móc phục vụ quá trình khai thác, bạt ngọn xử lí đá treo, cải tạo máng khai thác...

Khoan nổ

Bốc xúc

Vận tải

Chế biến

Các khâu công nghệ khai thác có hoạt động nổ mìn bao gồm: Khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, chế biến và công tác thải đá.

Khoan nổ mìn thường tiến hành từ trên xuống dưới, từ ngoài và trong theo lớp dốc đứng, cắt tầng nhỏ. Bên cạnh đó, tùy vào địa hình khu vực mà các cơ sở có thể sử dụng thêm phương pháp khai thác bán thủ công dùng búa, khoan nhỏ với hệ thống khai thác khấu suốt lớp cắt tầng nhỏ. Có 3 phương án công nghệ khai thác thường được sử dụng trong khai thác đá vôi đó là khai thác khấu suất theo lớp xuyên trình tự từ trên xuống, khai thác theo phương pháp cắt tầng lớn và phương pháp khai thác kết hợp cả 2 phương pháp trên.

Quá trình khai thác có nổ mìn tại khu vực khai thác sẽ phát sinh ra bụi, tiếng ồn, độ rung và các loại khí độc như: N2, SO2, CO2 do đó cần phải áp dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Đá sau nổ mìn được đưa xuống bãi xúc sẽ được máy xúc (có kết hợp máy ủi gom) xúc lên ô tô vận tải đưa về trạm đập sàng. Vị trí trạm đập sàng bố trí tuỳ thuộc địa hình cho phép nhưng không quá nhỏ hơn 150m (quy phạm an toàn về nổ mìn đối với các thiết bị). Máy xúc có thể dùng loại tự hành bánh lốp hay máy xúc bánh xích dung tích gầu xúc tuỳ thuộc vào công suất mỏ và kích thước đá tối đa cho phép đưa về trạm đập sàng. Các hoạt động bốc xúc và vận chuyển nguyên liệu sẽ phát sinh ra bụi, tiếng ồn ra ngoài còn có khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ. Do đó trong quá trình hoạt động, bốc xúc cần có các biện pháp hạn chế ô nhiễm.

Công nghệ đập sàng phân loại phụ thuộc vào vốn đầu tư và công suất yêu cầu. Với giai đoạn này thường sử dụng công nghệ đập 2 cấp hay 3 cấp, thường đập thô dùng máy đập hàm, đập thứ dùng máy nghiền côn nhỏ. Với công nghệ đập 3 cấp thì đập trung có thể dùng máy đập hàm trung hay máy nghiền côn trung. Người ta thường không sử dụng máy đập búa trong chế biến đá xây dựng vì máy đập búa thường làm sản phẩm vỡ vụn nhiều (tăng lượng đá mạt) và rạn nứt ngay trong các viên đá thành phẩm và có thể làm tăng lượng bụi trong không khí tại nơi chế biến.

Như vậy, công nghệ khai thác, vận chuyển, chế biến có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm tăng, giảm mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá vôi.

Tiểu kết chương 2

Kinh Môn là một huyện có tiềm năng về khoáng sản, cùng với nhiều lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Nên trong những năm qua, tài nguyên đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương được khai thác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng, đá làm vật liệu xây dựng và nung vôi. Qua công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xác định và quy hoạch các khu vực đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng thông thường để cấp phép, sử dụng đúng mục đích. Để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, thời gian vừa qua tài nguyên đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương đã được khai thác triệt để với khối lượng lớn dẫn đến suy giảm về trữ lượng và có nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nên việc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo các nguyên tắc về bảo vệ môi trường hiện nay đang được các doanh nghiệp khai thác quan tâm. Hoạt động khai thác đá vôi nói riêng, khai thác khoáng sản nói chung trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kinh Môn nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, làm thay đổi diện mạo khu vực và đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người dân địa phương (trực tiếp và gián tiếp), thúc đẩy các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ cho việc khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phát triển.

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)