Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 46 - 48)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

2.1. Khái quát chung về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân số và cơ cấu dân cư, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, huyện Kinh Môn có số dân là 190.964 người, mật độ dân số trung bình là 1167 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,996%.

Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kinh Môn đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn đã phát triển ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2014 là 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thế phát triển đô thị chung của tỉnh và cả nước. Hiện tại, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 90,3%, lao động qua đào tạo chiếm khoảng 35,2%.

Tổng thu ngân sách huyện quản lý trên địa bàn năm 2014 là 734 tỷ đồng, phần huyện hưởng là 574,8 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện năm 2014 là 447,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 37,5 triệu đồng/người/năm tương đương 1.760,5 USD/người/năm.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải

Thị trấn Kinh Môn là trung tâm huyện và là đầu mối giao thông thuỷ, bộ với Hải Phòng, Quảng Ninh nên hệ thống đường giao thông khá phát triển. Hệ thống tỉnh lộ 388 nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18 đã được nâng cấp, mở rộng trở thành tuyến đường xương sống theo hướng đông bắc - tây nam, nối liền các thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân thành một chuỗi đô thị liên hoàn. Tuyến đường này góp phần thông thương hàng hóa từ tam giác trọng điểm kinh tế: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, liên kết với tỉnh lộ 388 làm đầu mối giao lưu kinh tế giữa các xã khu vực phía đông và phía tây của huyện.

Các lĩnh vực Y tế - giáo dục, văn hoá - xã hội huyện Kinh Môn có nhiều tiến bộ phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.3.3. Tình hình phát triển các ngành sản xuất tại địa phương

Những năm gần đây huyện Kinh Môn đang có những bước tiến đột phá về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng KT- XH ngày một hiện đại, mạng lưới y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, diện mạo đô thị và khu vực mở rộng có nhiều khởi sắc và ngày càng khang trang.

(đơn vị %)

Hình 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Kinh Môn năm 2014

Giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn đã phát triển ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 9,1%. Cả ba khu vực đều tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ cao nhất, kế đến là nông nghiệp - thủy sản và thương mại và dịch vụ. Tổng thu ngân sách huyện quản lý trên địa bàn năm 2014 là 734 tỷ đồng, phần huyện hưởng là 574,8 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện năm 2014 là 447,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 37,5 triệu đồng/người/năm tương đương 1.760,5 USD/người/năm. Tổng giá trị sản xuất huyện quản lý năm 2014 tính theo giá thực tế 12.393,3 tỷ đồng, Trong đó nông,

15.4

69.4 15.2

Nông-Lâm-Ngư Công nghiệp - xây dựng

lâm, thủy sản 1.910,8 tỷ đồng chiếm 15,4%; công nghiệp - xây dựng 8.600,4 tỷ đồng, chiếm 69,4%; thương mại - dịch vụ 1.882,1 tỷ đồng, chiếm 15,2%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 còn 4,09%, giảm 1,91%; hộ cận nghèo còn 3,27%, giảm 0,32% so với năm 2013 [23].

Sau nhiều năm đầu tư cho phát triển, đến nay, huyện Kinh Môn và các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường cơ bản đã hội đủ 9/9 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thị xã thuộc tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 46 - 48)