Hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 78 - 81)

1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên

3.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên huyện kinh Môn, tỉnh Hải Dương do

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Để đánh giá môi trường đất, ta tiến hành lấy mẫu đất ở các vị trí khác nhau. Trong phân tích đất, ta chú ý đến các chỉ tiêu các chất có trong đất như: pH, Cu, Zn, Pb, Cd, As. Với sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên môi trường, đề tài tiến hành lấy 8 mẫu đất tại các khu vực xung quanh các điểm mỏ khai thác (Bảng 4, phụ lục 1)

Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực mỏ đá vôi ở Kinh Môn (đơn vị: mg/kg đất khô) TT Thông số TN Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT Đất nông nghiệp Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 1 pHKCL 7,05 7,22 7,15 7,22 7,25 7,27 7,15 7,20 - 2 Asen (As) 0,23 0,91 0,28 0,87 0,33 0,81 0,28 0,87 12 3 Cadimi (Cd) 0,75 0,59 0,80 0,57 0,75 0,60 0,82 0,57 2 4 Đồng (Cu) 2,67 4,53 2,71 4,63 2,57 4,50 2,71 4,53 50 5 Kẽm (Zn) 32,1 34,7 33,1 34,8 32,5 34,0 34,1 34,8 200 6 Chì (Pb) 12,4 11,5 14,4 11,8 12,5 14,5 14,4 11,8 70

(Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Dương)

Hoạt động khai thác đá vôi tại các mỏ gây một số tác động đến môi trường đất đó là thải ra một khối lượng đất đá thải, làm thay đổi địa hình khu vực, mất đi lớp phủ thực vật. Ngoài ra, các chất độc hữu cơ từ quá trình khai thác mỏ gây ra hiện tượng ô nhiễm đất và hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cây cối. Các chất độc hại trong chất thải rắn, nước thải lan truyền, thấm vào đất làm thay đổi tính chất hóa học, phân bố lại vật chất trong đất, làm rửa trôi, trượt lở, xói mòn đất đặc biệt là vào mùa mưa do mất lớp phủ thực vật.

Đối với các công trường khai thác đá hầu hết là hoạt động tại khu vực miền núi. Đối với khu vực này diện tích đất có thể sử dụng trồng trọt được rất hạn chế. Hoạt động khai thác của các mỏ đá sẽ sử dụng một diện tích đất lớn cho việc hình thành khu mỏ, bãi thải, sân công nghiệp, bến bãi, khu lưu

không…Như vậy có thể nói khai thác đá không những làm mất diện tích đất trồng mà còn làm biến đổi chất lượng đất do xói mòn, phong hoá và ô nhiễm.

Về cơ bản thì giai đoạn giải phóng mặt bằng và khai thác đều sản sinh ra một lượng chất thải rắn bao gồm đất phủ và đất đá thải. Với khối lượng khá lớn khoảng 4% lượng đá khai thác. Tuy nhiên, loại chất thải này ít gây nguy hại đến môi trường.

Ngoài ra, tại các điểm khai thác còn một lượng chất thải sinh hoạt, tuy nhiên tác động của những chất thải này đối với môi trường đất không lớn và loại chất thải này không có khả năng gây nguy hại cũng như sự cố đối với môi trường.

Hình 3.4. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường đất ở các mỏ khai thác đá vôi của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương năm 2016

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ2 Điểm quan trắc

Để xác định được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường đất, đề tài đã tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng đất tại khu vực có hoạt động khai thác đá vôi.

Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực lấy mẫu (Bảng 3.8) cho thấy: Ở tất cả các điểm lấy mẫu, hàm lượng các kim loại nặng trong đất đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03:2008/BTNMT. Đất có độ kiềm vừa phải (độ pH của dung dịch đất bão hòa trong dung dịch KCL dao động trong khoảng 7,05 - 7,25) (bảng 3.8). Như vậy, có thể khẳng định hoạt động khai thác đá vôi không có ảnh hưởng đến môi trường đất ở khu vực khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn (Trang 78 - 81)