1.1.2 .Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên
3.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên huyện kinh Môn, tỉnh Hải Dương do
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường nước đề tài đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu các nguồn nước có trong khu vực, đặc điểm thủy văn và tình hình sử dụng nước tại khu vực khai thác và chọn điểm lấy và phân tích chất lượng nước thải tại các mỏ khai thác trên địa bàn huyện Kinh Môn theo chỉ tiêu cơ bản của nguồn nước trong khu vực mà TCVN đã quy định. Trên cơ sở đó để đánh giá chất lượng nước khu vực nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường nước. Trên cơ sở hiện trạng các nguồn nước mặt có trong khu vực thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nghiên cứu 08 mẫu nước thải tại các hồ, moong khai thác
đá vôi (từ điểm N1 - N8) và 7 mẫu nước ngầm gần khu vực khai thác trên địa bàn huyện (từ điểm N9 - N15) (Bảng 3, phụ lục 1) để đánh giá hiện trạng chất lượng nước trong khu vực khai thác.
Kết quả thu được về mặt cảm quan thì hết các mẫu nước mặt tại các moong khai thác đều có màu từ vàng nhạt tới vàng rỉ sắt, có mùi tanh. Mẫu nước ngầm trong, không màu và có mùi tanh. Về phân tích các chỉ số sinh hoá thu được kết quả bảng 3.6 và 3.7.
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các mỏ trên địa bàn huyện Kinh Môn(mg/l)
Chỉ tiêu KẾT QUẢ PHÂN TÍCH QCVN 40:2011/BTMT cột B N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N.độ (0C) 23,7 24,1 23,8 24,1 24,3 24,1 24,5 24,2 40 pH 6,55 6,34 6,47 7,92 6,55 6,28 6,55 6,76 5,5-9 TSS 42,6 56,7 68,7 41,8 52,6 67,3 62,6 55,8 100 DO 3,86 3,68 3,87 3,68 3,76 3,98 3,56 4,03 - COD 51,4 67,3 71,8 55,2 61,4 55,3 71,4 68,3 150 BOD5 36,5 33,2 36,3 29,1 36,5 27,5 39,2 33,8 50 Cl- 47,8 44,3 56,4 57,3 59,5 68,2 72,5 78,4 1000 NH4+ 0,11 0,23 0,06 0,12 0,056 0,043 0,045 0,55 10 NO2- Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ - PO43- 0,18 0,06 1,18 0,17 1,18 2,05 0,58 0,25 6 NO3- 6,38 5,41 8,33 5,47 6,32 5,13 6,43 5,88 40 Cd Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 0,1 Pb Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 0,5 Zn 0,024 0,056 0,05 0,027 0,021 0,11 0,022 0,031 3 Fe 4,21 4,12 4,21 4,47 4,25 3,19 5,34 5,16 5 As Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 0,1 Dầu mỡ 0,54 0,27 1,54 0,43 2,18 1,67 1,54 2,45 10 Coliform 3.900 3.500 3.500 2.750 4.500 4.200 3.500 3.100 5.000
* Nước mặt
Căn cứ vào kết quả phân tích các mẫu nước thải tại các khu vực khai thác (bảng 3.6) cho thấy trong tổng số 08 mẫu nước mặt lấy tại các hồ nước thải, hồ lắng, đáy moong các điểm mỏ có 02/08 mẫu nước có thông số vẫn vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, áp dụng ở mức B.
Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước khu vực khai thác đá vôi của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương năm 2016
N1 N2 N3 N4 N5 N14 N7 N8 N9 N10 N11 N12 4 N13 5 N6 N15 N12 4 N8 Điểm quan trắc Điểm ô nhiễm
Điểm N7 mẫu nước thải hồ lắng mỏ đá vôi núi Thần của Công ty TNHH Hoàng An có chỉ tiêu Fe = 5,34mg/l vượt 1,07 lần. Điểm N8 mẫu nước thải tại moong khai thác đá mỏ Phúc Sơn của Công ty CP khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương có chỉ tiêu Fe = 5,16mg/l vượt 1,03 lần QCVN, các chỉ số khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Các điểm còn lại các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép của Việt Nam.
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt trong các điểm lấy mẫu và kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại khu vực cho thấy: Hầu hết các thông số thí nghiệm đều nhỏ hơn mức B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Địa điểm có chỉ số vượt mức cho phép nhưng cũng ở mức thấp. Như vậy nước mặt tại khu vực khai thác đá vôi huyện Kinh Môn tại thời điểm quan trắc bị ô nhiễm nhưng mức độ không đáng kể.
* Nước ngầm
Nguồn nước ngầm chủ yếu là nước tại các giếng khoan, giếng đào của nhân dân sinh sống xung quanh khu vực khai thác đá vôi huyện Kinh Môn thuộc dân cư các khu vực thị trấn Minh Tân, thị trấn Phú Thứ, và một số xã trong huyện Kinh Môn.
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu nước ngầm trong bảng 3.7 cho thấy: Tất cả các thông số phân tích nước ngầm tại khu vực mỏ lấy mẫu đều có nồng độ đạt quy chuẩn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT. Hoạt động khai thác đá vôi chủ yếu phát sinh bụi và tiếng ồn, nước thải trong quá trình sản xuất không lớn. Do đó có thể khẳng định hoạt động khai thác đá vôi không có ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm trong khu vực.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm quanh khu vực khai thác đá vôi huyện Kinh Môn
(đơn vị: mg/l) TT Thông số TN Kết quả phân tích QCVN 09:2008 /BTNMT N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 1 Nhiệt độ (0C) 22,8 22,4 21,8 24,4 23,8 22,4 23 - 2 pH 6,87 6,95 6,77 6,94 6,85 6,75 7,01 5,5 - 8,5 3 TDS 14 16 14 15 18 17 15 1500 4 Độ cứng CaCO3 125 131 145 134 126 131 175 500 5 SO42- 40 57 63 67 47 55 43 400 6 NH+4 0,04 0,05 0,04 0,03 0,06 0,03 0,06 0,1 7 NO2- 0,007 0,005 0,007 0,004 0,006 0,005 0,008 1,0 8 NO3- 2,91 2,43 2,81 2,53 2,95 2,13 1,97 15 9 F- 0,009 0,011 0,008 0,015 0,035 0,042 0,023 1,0 10 Cl- 14 17 23 19 21 17 19 250 11 As <0,0001 0,0001 <0,0001 0,0001 <0,0001 0,0001 <0,0001 0,05 12 Cd <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,0001 0,005 13 Zn 0,03 0,05 0,03 0,04 0,03 0,05 0,025 3,0 14 Pb <0,0001 0,0002 <0,0001 0,0002 <0,0001 0,0002 < 0,0001 0,01 15 Mn 0,002 0,004 0,005 0,004 0,007 0,004 0,001 0,5 16 Fe tổng 0,07 0,05 0,07 0,04 0,06 0,04 0,09 5 17 Cu 0,0001 < 0,0001 0,0001 < 0,0001 0,0001 < 0,0001 0,0001 1,0
(Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Dương) Nhận định chung
Khai thác đá với quy mô công nghiệp được đẩy mạnh, nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận vượt công suất được duyệt, chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường nên làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguy cơ nhiễm mặn và
ô nhiễm nguồn nước, cát bụi bay ảnh hưởng môi trường và người dân trong khu vực. Các hộ dân sống xung quanh khu vực khai thác đá cho biết, nguồn nước ở đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bột đá bay vào và các loại dầu nhớt của xe vận tải và máy móc trong khu vực khai thác đá chảy xuống đất, trời mưa bị cuốn trôi vào khu vực dân cư gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Các dòng sông, khe suối, ao hồ cũng là nơi vứt rác công cộng của hầu hết ngời dân địa phương và công nhân các cơ sở khai thác đá này. Những nguồn rác thải đó làm ô nhiễm các nguồn nước ngầm của địa phương.
Nguồn nước ở khu vực đang bị ô nhiễm, do bụi đá vôi thải ra hằng ngày. Do nồng độ chất rắn lơ lửng cao làm đục nguồn nước, gây bồi lắng khu vực nước, làm giảm quá trình quang hóa trong nước ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh cũng như nước sinh hoạt của người dân gần khu vực khai thác đá vôi. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt của công nhân các mỏ đá có chứa các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Do chưa có biện pháp thu gom và xử lý nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước mặt và nước ngầm trong khu vực dân cư. Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng nước trong quá trình khai thác, lượng nước này một phần ngấm vào đá chế biến trong quá trình xay, nghiền, sàng…một phần được thoát trên bề mặt khu vực tại nơi có nhu cầu sử dụng nước như: vệ sinh, rửa xe…Vì vậy, lượng nước thải từ quá trình này có chứa nhiều bùn đất và dầu mỡ và ngấm vào nguồn nước ngầm. Người dân ở đây chủ yếu là sử dụng nước ở các giếng khơi có mạch nước ngầm này để dùng cho sinh hoạt hàng ngày nên rất nguy hại đến sức khỏe.