Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trƣởng kinh tế: Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân 7,4%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 18,2 triệu đồng, tăng 1,83 lần so với năm 2010.

Bảng 3.2. GRDP bình quân của tỉnh Lai Châu (giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GRDP (tỉ đồng) 3.750,15 3.908,63 4.148,34 4.712,05 5.084,67 5.494,1 Dân số (ngƣời) 381.900 393.730 403.200 414.800 423.303 430.960 GRDP/ngƣời (triệu đồng) 9,82 11,79 12,74 15,07 16,94 18,2

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đạt 23,55%; công nghiệp - xây dựng đạt 29,48%; dịch vụ đạt 46,97%. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chƣa theo kịp với tình hình chung của cả nƣớc.

Bảng 3.3. Cơ cấu GRDP của Lai Châu (giá thực tế)

Đơn vị: %

Năm

Khu vực kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015

- Nông lâm nghiệp 28,47 30,03 28,5 25,4 24,48 23,55 - Công nghiệp-xây dựng 19,21 19,64 20,16 22,95 25,82 29,48 - Dịch vụ 52,32 50,33 51,34 51,65 49,70 46,97

3.1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Năng lực cạnh tranh của tỉnh không đƣợc cải thiện và có xu hƣớng giảm. Năm 2010, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lai Châu là 51,77 điểm đứng thứ 57/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và đứng thứ 9/14 tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Năm 2015, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lai Châu là 57,77 điểm đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và đứng thứ 13/14 tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ. Có thể thấy kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Lai Châu từ 2010-2015 qua bảng dƣới đây:

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2010 - 2015 của Lai Châu Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2010 51,77 57 Trung bình 2011 60,36 26 Tốt 2012 52,47 55 Trung bình 2013 55,78 47 Trung bình 2014 50,6 62 Thấp 2015 57,77 61 Thấp

Nguồn: Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam 3.1.2.3. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

- Thu ngân sách tăng nhanh, cả về quy mô và tốc độ: Tổng thu NSNN năm 2015 đạt trên 7.947 tỷ đồng, gấp 1,87 lần so năm 2010, trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 990 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2010. Thu NSNN trên địa bàn có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đạt trên 10,2%/năm, trong đó thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 11,5%/năm.

- Chi ngân sách địa phƣơng chủ yếu chi cho nhiệm vụ chi thƣờng xuyên chiếm 54,59% tổng chi ngân sách trên địa bàn. Chi cho đầu tƣ phát triển chỉ chiếm 5,26%.

3.1.2.4. Hoạt động xuất, nhập khẩu

Kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 2010-2015 có tăng trƣởng khá: Năm 2010 đạt 14,23 triệu USD, trong đó: Giá trị xuất khẩu đạt 3,964 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 12,271 triệu USD; Năm 2015 đạt 56,395 triệu USD, trong đó: Giá trị xuất khẩu đạt 10,789 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 45,57 triệu USD;

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phƣơng là khoáng sản (quặng qua sàng tuyển, đá đen) hàng nông, lâm sản (chè, thảo quả…) đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Một số doanh nghiệp chè của tỉnh đã mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp đi các nƣớc Pakistan, Srilanca và xuất khẩu gián tiếp qua các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng thông thƣờng và máy móc phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.

3.1.2.5. Hệ thống giao thông

Về các quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ chạy qua là QL4D, QL12, QL32, QL100 và QL279 với tổng chiều dài 318,57km, toàn bộ đều đƣợc thảm bê tông nhựa và láng nhựa.

- Về các tuyến tỉnh lộ: Trên địa bàn tỉnh có 04 tuyến chạy qua là tỉnh lộ 127, 128, 129 và tỉnh lộ 132 với tổng chiều dài 216km. Quy mô cấp VI miền núi, toàn bộ mặt đƣờng đều đƣợc láng nhựa.

Đường giao thông nông thôn: Hệ thống đƣờng huyện, xã và liên xã: 912,5km, trong đó mặt đƣờng thảm bê tông nhựa có 37km (chiếm 4%), 39,65km mặt đƣờng đá nhựa (chiếm 4%), 516,9km đƣờng cấp phối (chiếm 57%), còn lại 319km là đƣờng đất (chiếm 35%).

- Giao thông đường thủy: Lai Châu là tỉnh có mạng lƣới sông, suối nhiều nhƣng lắm thác ghềnh nên không thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ. Tuy nhiên, sau khi hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu hoàn thành việc khai thác phát triển giao thông đƣờng thủy vùng lòng hồ sẽ có nhiều triển vọng.

3.1.2.6. Hạ tầng thông tin

Về bƣu chính: Toàn tỉnh hiện có 09 bƣu cục; 68 điểm bƣu điện văn hóa xã; 04 đại lý bƣu điện, điểm giao chuyển phát nhanh. Ngoài ra còn có mạng vận chuyển bƣu chính Viettel gồm 01 tuyến cấp, 01 bƣu cục đặt tại thành phố Lai Châu, chủ yếu thực hiện dịch vụ chuyển phát.

Về viễn thông: toàn tỉnh có 15 tổng đài vệ tinh và 27 trạm chuyển mạch với dung lƣợng lắp đặt là trên 70.000 line. Tổng số thuê bao cố định năm 2015 khoảng 46.733 thuê bao, mật độ thuê bao đạt 12,67 máy/100 dân. Dịch vụ viễn thông di động phát triển nhanh, đến năm 2015: số lƣợng trạm thu, phát sóng trên địa bàn tỉnh đạt 321 trạm BTS; tổng số thuê bao trả trƣớc và trả sau là 252.402 thuê bao, đạt mật độ 62,7 máy/100 dân. Ngoài ra 100% số huyện thị đều đã có internet băng thông rộng ADSL, xDSL và thuê bao truy nhập gián tiếp Dialup với tổng số thuê bao là 5.450 thuê bao, đạt mật độ 1,43 máy/100 dân. Tổng số tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh là 02 tuyến; 25 tuyến truyền dẫn mạng nội tỉnh, trong đó có 21 tuyến truyền dẫn là cáp quang, 4 tuyến truyền dẫn Viba.

3.1.2.7. Hạ tầng lưới điện

Nguồn điện: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 01 trạm biến áp 220kV, công suất 250MVA; 04 trạm 110kV với tổng công suất 105MVA, đƣợc cấp điện từ hệ thống lƣới điện miền Bắc bằng tuyến đƣờng dây 110kV Lào Cai - Phong Thổ và đƣờng dây 110kV rẽ nhánh vào trạm Than Uyên. Trạm 110kV thuỷ điện Lai Châu công suất 25MVA đƣợc cung ứng từ đƣờng dây 110kV Tuần Giáo -Thủy điện Lai Châu. Ngoài ra, lƣới điện 35kV của tỉnh đƣợc hỗ trợ bằng đƣờng dây 35kV từ trạm 110kV Lào Cai cung ứng cho tỉnh khi đƣờng dây 110kV sự cố. Huyện Mƣờng Tè cũng đƣợc hỗ trợ cung ứng từ tỉnh Điện Biên bằng đƣờng dây 35kV.

Lưới điện: Hệ thống lƣới điện của tỉnh bao gồm:

- Đường dây: 23,5km đƣờng dây 500kV; 43,8km đƣờng dây 220kV; 242km đƣờng dây 110kV; 1.657km đƣờng dây 35kV; 27,7km đƣờng dây 22kV; 7,3km đƣờng dây 10kV; 1411km đƣờng dây hạ thế.

- Trạm biến áp: 754 trạm 35/0,4kV với tổng công suất 144.482kVA; 88 trạm 22/0,4kV với tổng công suất 24.955kVA; 03 trạm 10/0,4kV với tổng công suất 520kVA; 11 trạm 6/0,4kV với tổng công suất 17.030kVA.

3.1.2.8. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn

Vốn đầu tƣ thực hiện phân theo ngành kinh tế chủ yếu tập trung cho xây dựng và cho nông, lâm nghiệp, thủy sản: Vốn đầu tƣ cho xây dựng chiếm 32,96% tổng vốn đầu tƣ thực hiện và có mức tăng trƣởng giai đoạn 2010- 2015 đạt trên 46,25%/năm; Vốn đầu tƣ cho khai khoáng trong tổng vốn đầu tƣ thực hiện chiếm tỷ trọng 2,87% năm 2010 giảm xuống còn 1,47% năm 2015 và có tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010-2015, đạt 10,56%/năm; Vốn đầu tƣ thực hiện ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2010-2015, có tăng trƣởng đạt 22,96%/năm, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn đầu tƣ có xu hƣớng giảm, từ 28,66% năm 2010 xuống còn 25,12% năm 2015. Vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất và phân phối điện, nƣớc có tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010-2015, đạt 69,12%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)