Mật độ dân số phân theo địa giới hành chính năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 48 - 50)

Các chỉ tiêu Huyện, thị Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ (ngƣời/km2 ) Toàn tỉnh 9.068,78 430.960 47,521 Trong đó: Thành phố Lai Châu 70,77 36.150 510,81 Huyện Tam Đƣờng 684,52 53.270 77,821 Huyện Mƣờng Tè 2.697,34 43.060 16,07 Huyện Nậm Nhùn 1.388,04 26.270 18,926 Huyện Sìn Hồ 1.527 79.720 52,207 Huyện Phong Thổ 1.029,25 75.130 72,995

Huyện Than Uyên 792,53 63.280 79,847

Huyện Tân Uyên 897,33 54.080 60,268

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

Mật độ dân số bình quân của tỉnh khá thƣa, năm 2015 là 47,52ngƣời/km2

, bằng 35,9 % mật độ trung bình của vùng và bằng 15,96 % so với cả nƣớc. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó huyện Mƣờng Tè có mật độ thƣa nhất 16,07 ngƣời/km2, thành phố Lai Châu có mật độ dày nhất 510,081ngƣời/km2

.

Lao động: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 của tỉnh khoảng 255.930 ngƣời, chiếm 59,38% tổng dân số. Lao động bình quân trong khu vực Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý có 27.960 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,98% tổng số lao động đang làm việc.

Xét về cơ cấu lao động, ngành: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 68%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 11,5% và Dịch vụ chiếm 20,5%. Lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hƣớng tăng lên, chiếm

11,5% so với năm 2010 là 5,28%; Lao động khu vực thƣơng mại, dịch vụ chiếm 20,5%, tăng nhẹ so với năm 2010 là 14,36%.

Chất lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt trên 40%. Cơ cấu nhân lực qua đào tạo: Đào tạo nghề 73,1%, Trung cấp chuyên nghiệp 12,2%, Cao đẳng 6,5%, Đại học 8%, trên Đại học 0,2%.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trƣởng kinh tế: Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân 7,4%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 18,2 triệu đồng, tăng 1,83 lần so với năm 2010.

Bảng 3.2. GRDP bình quân của tỉnh Lai Châu (giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GRDP (tỉ đồng) 3.750,15 3.908,63 4.148,34 4.712,05 5.084,67 5.494,1 Dân số (ngƣời) 381.900 393.730 403.200 414.800 423.303 430.960 GRDP/ngƣời (triệu đồng) 9,82 11,79 12,74 15,07 16,94 18,2

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đạt 23,55%; công nghiệp - xây dựng đạt 29,48%; dịch vụ đạt 46,97%. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chƣa theo kịp với tình hình chung của cả nƣớc.

Bảng 3.3. Cơ cấu GRDP của Lai Châu (giá thực tế)

Đơn vị: %

Năm

Khu vực kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015

- Nông lâm nghiệp 28,47 30,03 28,5 25,4 24,48 23,55 - Công nghiệp-xây dựng 19,21 19,64 20,16 22,95 25,82 29,48 - Dịch vụ 52,32 50,33 51,34 51,65 49,70 46,97

3.1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Năng lực cạnh tranh của tỉnh không đƣợc cải thiện và có xu hƣớng giảm. Năm 2010, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lai Châu là 51,77 điểm đứng thứ 57/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và đứng thứ 9/14 tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Năm 2015, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lai Châu là 57,77 điểm đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và đứng thứ 13/14 tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ. Có thể thấy kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Lai Châu từ 2010-2015 qua bảng dƣới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)