Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 66 - 76)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

3.2.5. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh

3.2.5.1. Công nghiệp khai thác khoáng sản

Các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có sự quan tâm đầu tƣ và cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật. Một số loại khoáng sản đã đƣợc tiến hành thăm dò đánh giá trữ lƣợng nhƣ: đất hiếm Đông Pao, Nậm Xe; đá phiến lợp Nậm Ban; đồng Nậm Tia, Nậm Ngã, Nậm Kinh; vàng Thèn Sin làm định hƣớng phát triển công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động khai thác chế biến khoáng sản đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm, đóng góp một phần vào ngân sách địa phƣơng.

Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ, điểm khoáng sản trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ với mức độ nghiên cứu còn rất hạn chế, chủ yếu là khảo sát, chƣa đƣợc đầu tƣ điều tra đánh giá và thăm dò, điều kiện khai thác khó khăn

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh còn 05 giấy phép khai thác, chế biến, cụ thể: dự án khai thác quặng đồng tại mỏ Dần Thàng, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ; dự án khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao tại xã Bản Hon, huyện Tam Đƣờng; dự án khai thác quặng đồng tại mỏ Nậm Ngã, xã Căn Co, huyện Sìn Hồ; dự án xây dựng nhà máy tuyển quặng Mƣờng So, tại khu công nghiệp Mƣờng So, huyện Phong Thổ; dự án xây dựng nhà máy chế biến quặng đồng tại xã Khun Há, huyện Tam Đƣờng. Hiện tại, các dự án trên đang dừng hoạt động.

Giá trị sản xuất công nghiệp: GTSXCN ngành khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu, phân theo các ngành công nghiệp trong các năm 2010-2015 đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.15. GTSXCN trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản (theo giá so sánh 2010) Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Tổng cộng 125,62 98,09 90,17 91,56 96,94 97,61 -0,12 -4,92

Khai thác quặng kim loại 11,79 17,94 1,33 0 0 0,58 -4,34 -45,25 Khai thác đá và các mỏ khác 113,83 80,15 88,84 91,56 96,94 97,03 4,22 -3,14

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

GTSXCN năm 2015 đạt 97,61 tỷ đồng giảm 22,29% so với năm 2010; tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là -4,92%/năm.

3.2.5.2. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển nhanh, quy mô phù hợp gắn với vùng nguyên liệu; có nhiều cơ sở sản xuất mới đƣợc hình thành; việc cải tiến công nghệ, thiết bị đƣợc quan tâm đầu tƣ; sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng đảm bảo. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nghề tỉnh Lai Châu.

- Công nghiệp chế biến chè: Trên địa bàn tỉnh có 08 doanh nghiệp, 03 hợp tác xã với tổng công suất chế biến 225 tấn/ngày và trên 100 hộ cá thể sản xuất chế biến chè, bao tiêu sản phẩm chè búp tƣơi cho vùng nguyên liệu trên 3.500 ha tại địa bàn huyện Tam Đƣờng, Than Uyên, Tân Uyên và Thành phố Lai Châu. Sản lƣợng chè khô chế biến hàng năm đạt trên 4.100 tấn, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng; các sản phẩm nhƣ chè Ôlong, chè Sencha, Matcha, Shan Tuyết xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, Đài Loan và một số nƣớc Trung Đông.

- Chế biến lâm sản: Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản bƣớc đầu phục vụ đƣợc nhu cầu trong tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 350 cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản lâm sản. Hiện tại có trên 88 cơ sở

sản xuất, chế biến gỗ gồm có 06 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 80 hộ cá thể. Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, hàng năm sản xuất trên 8.500m3

gỗ gồm các sản phẩm mộc dân dụng và gỗ cốp pha phục vụ thi công các công trình của tỉnh. Tuy nhiên do nhiều dự án triển khai chậm so với giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ.

+ Dự án chế biến gỗ ép điều chỉnh địa điểm từ huyện Phong Thổ về huyện Tam Đƣờng cho phù hợp với phát triển vùng nguyên liệu. Đến nay, dự án đang chạy thử dây chuyền sản xuất viên gỗ nén với công suất 60.000 tấn/năm; dự án chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tƣ.

+ Dự án nhà máy giấy Lai Châu phải ngừng hoạt động, chuyển mục đích sử dụng do vùng nguyên liệu xa nhà máy, điều kiện khai thác khó khăn; công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là giấy kraft nên không hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

+ Các nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện Sìn Hồ, Mƣờng Tè, Phong Thổ hiện đang làm các thủ tục chuẩn bị đầu tƣ xây dựng.

+ Dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ do vùng nguyên liệu đầu vào phân tán. Dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung chƣa thu hút đƣợc nhà đầu tƣ do chƣa quy hoạch các điểm giết mổ tập trung và chƣa ban hành quy chế quản lý.

Nhìn chung, các cơ sở chế biến lâm sản sản xuất với quy mô nhỏ chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu. Các loại thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến lâm sản phần lớn đã qua sử dụng nhiều năm, duy trì công nghệ lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc chất lƣợng, quy cách, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu, vì vậy chƣa phát huy hết năng lực sản xuất, nhƣ Nhà máy Giấy Lai Châu công suất 6.000 tấn bột giấy/năm hiện nay đã ngừng hoạt động.

- Sản xuất rượu: Hiện toàn tỉnh có 3 Hợp tác xã chế biến rƣợu ngô và hàng nghìn hộ gia đình làm nghề sản xuất rƣợu, tổng giá trị sản phẩm đạt khoảng 700 triệu đồng/năm.

- Chế biến thủy sản: Đã hình thành đƣợc một số cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh (cá tầm, cá hồi) có giá trị kinh tế cao, mở ra triển vọng khai thác tiềm năng phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh, với tổng diện tích bể nuôi khoảng 25.000 m3. Sản lƣợng sản phẩm khai thác chƣa nhiều khoảng 197 tấn năm 2011, trong đó 90 tấn cá tầm và 107 tấn cá hồi. Hiện chƣa có cơ sở chế biến loài cá này mà chủ yếu tiêu thụ cho khách du lịch và vận chuyển trực tiếp bằng xe lạnh về bán tại các siêu thị ở Hà Nội, các tỉnh khác. Ngoài ra, khu vực lòng hồ các thủy điện đã và đang hình thành nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trƣởng: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, nông lâm sản năm 2015 đạt 231,75 tỷ đồng tăng 1,42 lần so với năm 2010; tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 7,2%/năm.

Bảng 3.16. GTSXCN và tăng trƣởng ngành chế biến nông, lâm sản

(giá so sánh 2010) Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Tổng cộng 163,7 202,05 219,21 193,32 232,4 231,75 7,43 7,2 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 138,85 175,79 190,14 164,17 204,52 203,79 7 7,98 Sản xuất SP gỗ, lâm sản 2,73 3,12 1,65 0,67 0,36 0,36 -0,69 -33,32 Sản xuất giƣờng tủ, bàn ghế 22,12 23,14 27,42 28,48 27,52 27,6 1,12 4,53

Sản lƣợng xuất khẩu chủ yếu: Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, khai thác các mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phƣơng nhƣ chè, thảo quả, ngô hạt, sắn lát... chiếm khoảng 20% tổng số kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của địa phƣơng là sản phẩm thô, mới qua sơ chế, số lƣợng, chủng loại ít, giá trị gia tăng thấp, chƣa có thị trƣờng xuất khẩu ổn định, chƣa có những hợp đồng kinh tế lớn, lâu dài, ổn định.

Các sản phẩm xuất khẩu của ngành chế biến nông - lâm sản qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.17. Sản phẩm xuất khẩu ngành chế biến nông, lâm sản

SP ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chè khô Tấn 426 455 1.261 498 888,80 782,21 Thảo quả Tấn 344 592 545 250 201,5 400,30 Nông, lâm sản khác 1000 USD 104,60 172,90 344,80 802,55 2.024,12 1.605,41

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

3.2.5.3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Trong giai đoạn vừa qua, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Các chủng loại VLXD thông thƣờng nhƣ gạch ngói, tấm lợp, cát công nghiệp đƣợc sản xuất phục vụ nhu cầu xây dựng của tỉnh.

GTSXCN ngành sản xuất VLXD tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010-2015, đƣợc thể hiện trong bảng 3.19.

Bảng 3.18. GTSXCN trong ngành sản xuất VLXD (giá so sánh 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Ngành sản xuất VLXD 51,68 56,78 66,51 63,88 65,18 65,19 2,1 4,75

GTSXCN ngành sản xuất VLXD tỉnh trong năm 2015 đạt 65,19 tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với 2010; tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010-2015 là 4,75%.

3.2.5.4. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong quy hoạch này gồm 3 nhóm ngành: công nghiệp dệt may (gồm sản xuất dệt, sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; gồm sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu, sản xuất sản phẩm từ cao su và placstic).

GTSXCN sản xuất hàng tiêu dùng năm 2015 đạt 5,91 tỷ giảm 34,47% so với 2010; tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là -8,1%/năm.

Bảng 3.19. GTSXCN và tăng trƣởng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

(giá so sánh 2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Tổng cộng 9,02 11,42 12,75 5,72 5,9 5,91 -1,38 -8,1 Dệt- sản xuất trang phục 7,84 7,65 12,75 5,72 5,9 5,91 -0,44 -5,5 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 0 0 0 0 0 0 0 0 Sản xuất thuốc, hóa dƣợc liệu và dƣợc liệu 1,18 3,77 0 0 0 0 0 0

3.2.5.5. Cơ khí, gia công kim loại

Giá trị sản xuất ngành cơ khí, năm 2015 đạt 24,34 giảm 7,8% so với năm 2010; tốc độ tăng trƣởng GTSXCN giai đoạn 2010-2015 đạt -1,6%/năm.

Bảng 3.20. GTSXCN và tăng trƣởng của ngành cơ khí, gia công kim loại (giá so sánh 2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Tổng cộng 26,4 25,42 30,96 27,21 23,72 24,34 -0,27 -3,03

Sản xuất kim loại 0 0 0 2,32 0,69 0,7 0,18 0

Sản xuất từ kim

loại đúc sẵn 25,86 25,31 30,96 24,89 23,03 23,64 -0,42 -1,78

Sửa chữa, lắp đặt 0,54 0,11 0 0 0 0 -0,03 0

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

3.2.5.6. Sản xuất và phân phối điện, nước, xử lý rác thải

Lưới điện: Trong những năm qua tỉnh đã huy động các nguồn vốn để đầu tƣ hạ tầng lƣới điện hạ thế đến các xã và các điểm dân cƣ, góp phần đƣa số xã có điện lƣới quốc gia đến năm 2015 đạt 108/108 xã và số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 88,25%.

Thủy điện: Trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 56 dự án thuỷ điện, với tổng công suất lắp máy là 2.845,8 MW, trong đó có 03 dự án thủy điện quốc gia là thuỷ điện Huội Quảng, Bản Chát và Lai Châu với tổng công suất 1.940 MW; còn 53 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 885,75 MW. Tính đến hiện nay, có 33 dự án đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng công suất 2.579MW, điện lƣợng bình quân 10,17 tỷ

kWh/năm. Tình hình triển khai thực hiện các dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣ sau:

- Có 09 dự án với tổng công suất 175 MW đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tƣ. Có 16 dự án với tổng công suất 378MW đã khởi công và có khối lƣợng thi công xây lắp.

- Đến nay có 08 dự án đã phát điện kinh doanh, gồm: thủy điện Lai Châu công suất 1.200 MW; thủy điện Huội Quảng công suất 520 MW; thủy điện Bản Chát công suất lắp máy là 220 MW và 05 dự án thủy điện vừa và nhỏ hoàn thành với tổng công suất 86,45 MW. Sản lƣợng điện sản xuất năm 2015 của các nhà máy thủy điện nêu trên đạt trên 1,06 tỷ kWh. Trong giai đoạn 2010- 2015, các dự án trên đã đóng góp cho ngân sách địa phƣơng gần 438 tỷ đồng; trong đó thuế giá trị gia tăng là 244 tỷ đồng, thuế tài nguyên là 141 tỷ đồng, thu từ phí dịch vụ môi trƣờng rừng là 53 tỷ đồng.

Về nước sạch: Sản xuất và cung cấp nƣớc sạch: Đã hoàn thành đầu tƣ

xây dựng đƣa vào sử dụng các nhà máy xử lý và cấp nƣớc sạch tại thành phố và thị trấn các huyện, cụ thể: nhà máy tại thành phố Lai Châu, công suất 8.000m3/ngày; nhà máy tại các huyện Tam Đƣờng, Than Uyên, Sìn Hồ, Tân Uyên, Mƣờng Tè, khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, công suất 1.000m3/ngày và 02 nhà máy tại huyện Phong Thổ, công suất 1.500m3/ngày (Pa So 1.000m3, Mƣờng So 500m3

). Tỷ lệ số hộ đô thị dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là 97,95%.

Về thu gom xử lý rác thải: Hiện tại có 7 chi nhánh thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn 7 huyện với tồng công suất thu gom và xử lý 33.891tấn/năm, xử lý chất thải bằng phƣơng pháp phun thuốc xử lý bề mặt sau đó chôn lấp.

GTSXCN năm 2015 tăng 22,8 lần so với năm 2010; tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 86,93%/năm.

Bảng 3.21. GTSXCN và tăng trƣởng của ngành điện, nƣớc, thu gom rác thải (giá so sánh 2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%)/năm Tổng 29,43 27,22 52,9 642,38 649,67 671,77 504,18 86,93 Sản xuất điện 5,14 5,45 25,76 613,29 617,36 639,32 158,47 162,39 Sản xuất nƣớc 6,38 5,55 11,80 12,08 12,94 12,98 1,86 15,26 Thu gom, xử lý và

tiêu hủy rác thải 17,91 16,22 15,34 17,01 19,37 19,47 0,81 1,68

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

3.2.5.7. Tiểu thủ công nghiệp truyền thống

Trên địa bàn tỉnh gồm nhiều loại hình cùng đan xen tham gia vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp, các công ty thƣơng mại, cổ phần, công ty TNHH. Các nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là: nấu rƣợu, dệt vải thổ cẩm, làm bánh phở, bánh bỏng, làm đậu, gia công cơ khí, cắt may, làm mộc, chế biến chè khô...

Lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh, tại các cơ sở sản xuất hộ cá thể và các hợp tác xã, hình thức sản xuất mang tính thời vụ, tập trung ở các ngành chế biến chè, nấu rƣợu, làm đồ mộc, sản xuất vật liệu xây dựng... Chất lƣợng lao động ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp còn thấp, số lao động chƣa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn khoảng 90% trong tổng số lao động toàn ngành và lao động có trình độ cao còn thiều nhiều.

Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu : Rƣợu, vải thổ cẩm, bánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)