Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số địa phƣơng và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số địa phƣơng và bà

học rút ra có thể áp dụng vào tỉnh Lai Châu

1.2.1. Kinh nghiêm phát triển công nghiệp của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đƣờng sắt và 345 km theo đƣờng bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203km đƣờng biên giới. Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp nhƣ:

Thứ nhất, Lào Cai có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Với 203 km đƣờng biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc nối liền với nƣớc bạn Trung Quốc, là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lƣới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông. Đƣờng bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300km và gần 1.000km đƣờng liên xã, liên thôn. Mạng lƣới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài 264km, điềm nối với đƣờng cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu; Đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai đƣợc nối với đƣờng sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lƣợt khách/ngày đêm; Đƣờng sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đƣờng thuỷ liên hoàn.

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc đƣợc phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

Đặc biệt, Lao Cai là tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản: Tới nay đã phát hiện đƣợc 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã đƣợc thăm dò, đánh giá trữ lƣợng, chất lƣợng thuộc loại quy mô lớn nhất nƣớc và khu vực nhƣ: mỏ A Pa Tit Cam Đƣờng với trữ lƣợng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lƣợng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lƣợng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lƣợng 15,4 nghìn tấn. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Với những tiềm năng và lợi thế đó, ngành công nghiệp của tỉnh Lai Cai đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ: Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Các sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu tăng cao nhƣ quặng Apatít, quặng sắt, tinh quặng đồng, cao lin - fenspat, thổ cẩm, rƣợu,...; Nhiều sản phẩm mới từ công nghiệp chế biến tăng nhanh, chất lƣợng đƣợc khẳng định trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhƣ phân bón, hóa chất, kim loại màu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu trợ dung, đồ gỗ, lá thuốc lá sơ chế. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 5.200 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng 2,4 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng đạt 18,65 %/năm; Giá trị tăng thêm 1.700 tỷ đồng, tăng 2,39 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 19,2%/năm; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm trên 41% trong GDP của tỉnh, tăng 5,5% so với năm 2010; Nộp NSNN trên 700 tỷ đồng, tăng 2,36 lần so với thực hiện 2010; Tạo việc làm mới cho trên 10.000 lao động, tăng 10% so với giai đoạn trƣớc.

Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên, tỉnh Lai Cai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ:

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi. Xây dựng các nhƣ: Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, TTCN tập trung, v.v… Bảo đảm sự đồng bộ và gắn kết giữa quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch vùng và các quy hoạch sử dụng đất đai, giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch phát triển nông thôn, v.v…

Tỉnh đã giao cho các ngành, địa phƣơng cụ thể hoá các quy hoạch đƣợc duyệt bằng kế hoạch, đầu tƣ vốn, khoa học công nghệ, thị trƣờng, v.v… để phát triển sản xuất thích ứng nhanh với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó quan tâm đến các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào phát triển công nghiệp.

Thực hiện việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào địa bàn tỉnh, ƣu tiên các dự án hiệu quả, công nghệ cao, các dự án chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông, lâm sản của địa phƣơng, các dự án sử dụng nhiều lao động, đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,… các dự án phát triển ngành dịch vụ thiết yếu cho sản xuất phục vụ dân sinh. Trong đó chú ý đến cơ chế chính sách về tài chính, tín dụng, ngân hàng và các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, ngoài sự chủ động của các doanh nghiệp tỉnh còn hỗ trợ việc xây dựng thƣơng hiệu, củng cố và mở rộng thị trƣờng; đầu tƣ nghiên cứu và dự báo thị trƣờng; tìm kiếm thông tin, thị trƣờng.

Tăng cƣờng đầu tƣ để đào tạo đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và công nhân lành nghề, đáp ứng cho các dự án công nghiệp trên địa bàn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc là một trong những địa phƣơng luôn quan tâm đến đầu tƣ quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hƣớng đồng bộ và hiện đại; cùng với đó ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tƣ. Nhờ vậy,

những năm trở lại đây, các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ luôn chọn Vĩnh Phúc làm “bến đỗ” không ngừng gia tăng, đƣa Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng về thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút các dự án FDI, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh.

Với môi trƣờng đầu tƣ ngày càng cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành trong cả nƣớc, đến nay, sau khi thực hiện các chính sách thu hút đầu tƣ, Vĩnh Phúc đã phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ô tô, xe máy của cả nƣớc, thu hút rất nhiều nhà đầu tƣ, Tập đoàn hàng đầu thế giới đến đầu tƣ và rất thành công; điển hình nhƣ các công ty: Toyta Việt Nam, Honda Việt Nam; Công ty Piaggio Việt Nam… Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động, sản xuất kinh doanh do những chính sách hỗ trợ tích cực của tỉnh và “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”. Do vậy, số nhà đầu tƣ ở khắp mọi miền đã chọn Vĩnh Phúc làm bến đỗ, với số lƣợng dự án, vốn đăng ký đầu tƣ ngày càng gia tăng. Đến hết năm 2015, Vĩnh Phúc đã thu hút đƣợc 785 dự án, gồm 193 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ là trên 3 tỷ USD và 592 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ 43 nghìn tỷ đồng.

Đến nay, thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các dự án FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội: Trong giai thu hút các dự án FDI chiếm 18,19%. Các dự án FDI đóng góp vào GDP giai đoạn 2011 - 2015 chiếm 47,51%, cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nƣớc; chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp và từ 80 - 85% thu NSNN; 85 - 90% giá trị xuất khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (năm 2000: Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 85,7%; công nghiệp - xây dựng 6,5%; dịch vụ 7,8%; đến năm 2014, cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 37,2%; công nghiệp - xây dựng 27,8%; dịch vụ 35%).

Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chủ trƣơng và giải pháp hay nhƣ:

Tỉnh luôn chú trọng đến công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, KCN, CCN, khu đô thị, thông tin - viễn thông, điện, nƣớc, quỹ đất sạch sẵn có… khá đồng bộ và từng bƣớc hiện đại; chú trọng phối hợp với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng thủ đô, để phát huy hiệu quả đầu tƣ xây dựng của toàn vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi trong vận chuyển, đi lại;... đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cho nhà đầu tƣ khi đến Vĩnh Phúc.

Không chỉ tập trung vào đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; ban hành nhiều chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tƣ vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ trên địa bàn;…

Tỉnh đã hoàn thiện xong các Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020; quy hoạch vùng tỉnh; các quy hoạch ngành….đảm bảo cơ sở vững chắc trong triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tƣ theo quy hoạch.

Tỉnh luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ tại chỗ. Trong xúc tiến đầu tƣ đã có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu và hƣớng vào các thị trƣờng lớn, tiềm năng nhƣ: Nhật Bản, Ý, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tƣ vào các dự án có hàm lƣợng công nghệ cao.

Với những định hƣớng mang tính đột phá, những bƣớc đi phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về địa lý kinh tế, tài nguyên và con ngƣời của tỉnh, Vĩnh Phúc trở thành điểm đến đáng tin cậy đối với tất cả các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong thời gian qua.

1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên và thành phố cảng Hải Phòng. Hải Dƣơng có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, nhƣ đá vôi với trữ lƣợng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lƣợng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lƣợng khoảng 400.000 tấn, quặng bô - xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lƣợng khoảng 200.000 tấn. Hệ thống giao thông của tỉnh Hải Dƣơng rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đƣờng bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đƣờng sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đƣờng thủy (tuyến đƣờng thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vận chuyển đƣờng thủy). Hải Dƣơng gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đƣờng vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua. Hệ thống giao thông nhƣ vậy rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nƣớc.

GRDP giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,7%/năm, cao hơn bình quân cả nƣớc. Năm 2015, quy mô kinh tế tỉnh (GRDP giá hiện hành) đạt 76.734 tỷ đồng, gấp 1,83 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 2.000 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch tƣơng ứng từ 20,1% - 47,7% - 32,2% năm 2010 sang 15,9% - 52,5% - 31,6% năm 2015. Cơ cấu lao động tƣơng ứng chuyển dịch tƣơng ứng sang 36,5% - 35,0% - 28,5% năm 2015. Tỷ trọng huy động vốn đầu tƣ khu

vực ngoài nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 68,4% năm 2010 lên 72,1% năm 2015.

Hải Dƣơng đã khai thác triệt để những thuận lợi, phát huy tốt lợi thế của tỉnh về vị trí. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; từng bƣớc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng phát triển nhanh các ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao; chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tái cơ cấu các ngành trong sản xuất nông nghiệp đi đôi với đổi mới phƣơng thức tổ chức sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thực phẩm sạch, chất lƣợng cao. Chú trọng phát triển sản xuất theo quy mô công nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung có hạ tầng đồng bộ, sản xuất sản phẩm sạch; hình thành vùng “nông nghiệp đô thị” gắn sản xuất với cung ứng sản phẩm cho các đô thị lớn. Gắn sản xuất với thị trƣờng thông qua liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Tập trung xây dựng thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Tăng cƣờng liên kết, mở rộng hợp tác phát triển, thực hiện liên kết vùng với các địa phƣơng trong Vùng, với các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.

Thực hiện tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hƣớng tập trung phát triển, nâng cao năng lực và tỷ trọng của các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị nội địa hóa cao nhƣ điện tử, viễn thông, thép chất lƣợng cao, thép chuyên dụng, ô tô, vật liệu xây dựng mới, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ của ngành cơ khí, dệt may, da giày.

Thu hút đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với lợi thế bởi các trục giao thông quan trọng có tính liên vùng. Ƣu tiên thu hút đầu tƣ các dự án ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng tốt; thu hút đầu tƣ phát triển công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)