Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 81)

5. Bố cục của đề tài

3.5. Đánh giá chung

3.5.1. Kết quả đạt được

Tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22,11%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2015 đạt 1.105,54 tỷ đồng tăng 2,71 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đạt 23,55%; công nghiệp - xây dựng đạt 29,48%; dịch vụ đạt 46,97%.

Các ngành công nghiệp chủ yếu:

- Khai thác, chế biến khoáng sản: Các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua đã có sự quan tâm đầu tƣ và cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Một số điểm mỏ đã đƣợc đầu tƣ thăm dò, làm rõ hơn về trữ lƣợng, chất lƣợng

khoáng sản, làm định hƣớng phát triển công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh; các hoạt động khai thác chế biến khoáng sản đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phƣơng.

- Chế biến nông - lâm sản: Đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế cả tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, góp phần tiêu thụ phần lớn nguyên liệu tại địa phƣơng; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; tăng thu nhập cho ngƣời dân từ 1,2 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, đã và đang trở thành sản phẩm vƣơn ra thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Về công nghệ trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ đổi mới công nghệ theo hƣớng tiên tiến hiện đại, giảm tiêu hao năng lƣợng, nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nên chất lƣợng một số chủng loại nhƣ gạch tuynen, xi măng đã đƣợc nâng cao.

- Cơ khí, gia công kim loại: Bƣớc đầu đã đảm bảo tự cung cấp một số nhu cầu về kết cấu thép, nông cụ thô sơ và nhu cầu sữa chữa ô tô, xe máy, máy thi công trên địa bàn.

- Sản xuất điện, nƣớc, xử lý rác thải: Sản lƣợng điện tăng nhanh, năm 2010 đạt 10,183 triệu kWh, tăng lên 985,127 triệu kWh năm 2015. Lƣới điện mở rộng đã và đang thúc đẩy phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề chế biến nông lâm sản, kinh doanh - phát triển du lịch.Việc sản xuất và cung cấp nƣớc sạch có mức tăng trƣởng cao trong 5 năm gần đây cả về sản lƣợng, giá trị sản xuất (40%/năm).

- Tiểu thủ công nghiệp của địa phƣơng bƣớc đầu đã phát huy đƣợc nguồn lực và tiềm năng của địa phƣơng, đóng góp một phần vào ngân sách, cung cấp đƣợc một số sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng cho thị trƣờng trong vài ngoài tỉnh nhƣ; Rƣợu Mông kê, vải thổ cẩm, chè Tuyết San. Từng

bƣớc hình thành đƣợc một số nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, góp phần tăng thu nhập.

Các mô hình sản xuất công nghiệp: Đã thực hiện quy hoạch chi tiết đƣợc 01 khu và 03 cụm công nghiệp làm cơ sở thu hút đầu tƣ.

3.5.2. Hạn chế

Tốc độ tăng trƣởng và giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 có bƣớc tăng trƣởng cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc và khu vực, nhƣng không đồng đều giữa các ngành, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp điện, thậm chí ngành ngành công nghiệp khai thác có bƣớc tăng trƣởng âm. Chất lƣợng tăng trƣởng thấp chủ yếu tăng trƣởng theo chiều rộng; trình độ công nghệ đang sử dụng thấp; hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao; lực lƣợng lao động đông về số lƣợng nhƣng trình độ tay nghề còn hạn chế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Cơ cấu ngành công nghiệp chƣa thật sự hợp lý, phát triển chƣa ổn định và tiềm ẩn những vấn đề về môi trƣờng. Chƣa hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Cơ cấu công nghiệp nhìn từ góc độ sở hữu là GTSXCN của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn rất nhỏ.

Các ngành công nghiệp chủ yếu:

- Khai thác, chế biến khoáng sản: Công tác điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản còn hạn chế, dẫn đến cơ sở đánh giá trữ lƣợng tài nguyên có độ tin cậy rất thấp. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chƣa phát triển do điều kiện các mỏ nằm phân tán, nhỏ lẻ, trữ lƣợng mỏ chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá chi tiết, điều kiện khai thác khó khăn, việc khai thác mới đƣợc thực hiện ở quy mô nhỏ; sản phẩm chủ yếu mới qua sở tuyển, chƣa có cơ sở chế biến đến sản phẩm cuối cùng.

- Chế biến nông - lâm sản: Chƣa có quy hoạch cơ sở chế biến nông lâm sản. Quy mô sản xuất nhỏ, các cơ sở chế biến nông - lâm sản có tới trên 90%

là hoạt động theo quy mô hộ gia đình, tổ chức sản xuất chƣa tập trung, chƣa mang tính hàng hóa nên có nhiều hạn chế trong việc kêu gọi vốn đầu tƣ, mở rộng mặt bằng sản xuất. Công nghệ và kỹ thuật áp dụng lạc hậu.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Chủng loại sản phẩm VLXD sản xuất chƣa đa dạng, khối lƣợng sản xuất ít. Nhiều loại sản phẩm VLXD sản xuất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng, còn phải cung cấp từ các tỉnh khác đến nhƣ: xi măng, gạch nung, vật liệu lợp. Các cơ sở sản xuất VLXD có sự phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, thị và phân bố dải rác gần các vùng nguyên liệu.

- Cơ khí, gia công kim loại: Ngành công nghiệp cơ khí chƣa phát triển, các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ, sản xuất các sản phẩm từ kim loại chủ yếu là gia công sản phẩm nông cụ thô sơ, chƣa có doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn.

- Sản xuất điện, nƣớc, xử lý rác thải: Việc đầu tƣ phát triển nguồn điện, nƣớc, hệ thống lƣới điện, đƣờng ống nƣớc nói chung còn chậm. Hiệu quả đầu tƣ chƣa cao. Trên địa bàn vẫn còn nhiều hộ dân chƣa đƣợc sử dụng điện, tỷ lệ hộ chƣa có điện là 20%, tỷ lệ dùng nƣớc sạch trên toàn tỉnh ở mức thấp và nƣớc tiêu thụ bình quân thấp (42m3/ngƣời/năm).

- Tiểu thủ công nghiệp: Các nghề tiểu thủ công nghiệp có tốc độ phát triển chậm, quy mô nhỏ, sản phẩm ít, sản xuất chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống, làm thủ công là chủ yếu, không có sự đầu tƣ cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng, thƣơng hiệu cho sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trƣờng kém.

Đa số lao động chƣa đƣợc qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm qua việc truyền nghề trong gia đình. Hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình và hợp tác xã, sự gắn kết giữa sản xuất và kinh doanh chƣa chặt chẽ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn, nên chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí làm mai một các nghề truyền thống địa phƣơng hiện có.

Các mô hình sản xuất công nghiệp: Nhu cầu vốn đầu tƣ hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp quá lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách tỉnh còn hạn chế nên chƣa bố trí để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của trung ƣơng để đầu tƣ cho việc lập quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Việc kêu gọi các dự án đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn, do cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ. Một số dự án đăng ký đầu tƣ nhƣng chậm triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ đã cam kết....

3.5.3. Nguyên nhân

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế giai đoạn 2008- 2011 ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bố trí vốn đầu tƣ cho các dự án thủy điện, tiến độ đầu tƣ của một số công trình lƣới điện truyền tải do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tƣ chậm so với quy hoạch dẫn đến nhiều công trình thủy điện phát điện chậm so với kế hoạch đề ra.

Thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản của các cơ quan Trung ƣơng thay đổi nhiều, dẫn đến nhiều dự án không đƣợc cấp phép theo quy hoạch; một số sản phẩm khoáng sản kim loại nhƣ đồng, chì, kẽm từ năm 2012 không đƣợc xuất khẩu thô theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã ảnh hƣởng lớn đến mục tiêu sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản.

3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác dự báo tình hình, đánh giá nguồn lực cho phát triển công nghiệp thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản còn hạn chế, dẫn đến việc xây dựng các chỉ tiêu chƣa sát với thực tế.

Chƣa có vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất tập trung và các mặt hàng xuất khẩu với sản lƣợng lớn. Chƣa có nhiều chính sách hỗ trợ đầu phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hầu hết là cơ sở sản xuất nhỏ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh còn hạn chế, sản phẩm chủ lực ít, chƣa có thị trƣờng ổn định, chƣa mạnh dạn trong đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại đã đƣợc các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, song vẫn còn nhiều hạn chế; chƣa có kế hoạch dài hạn trong việc thu hút đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại. Việc liên kết giữa công nghiệp tỉnh Lai Châu với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và nƣớc ngoài chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Kinh phí khuyến công hàng năm đƣợc bố trí ít, định mức hỗ trợ thấp, thủ tục rƣờm rà nên hoạt động khuyến công còn gặp nhiều khó khăn do không thu hút đƣợc các doanh nghiệp tham gia.

Cải cách thủ tục hành chính tuy có chuyển biến song vẫn có sở, ngành, huyện triển khai chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu.

Thiếu nhà đầu tƣ xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp; trong khi đó ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên các khu, cụm công nghiệp chƣa xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chƣa tạo mặt bằng sạch để kêu gọi thu hút các dự án đầu tƣ, nhất là dự án có quy mô lớn.

Nguồn lao động trên địa bàn tuy dồi dào nhƣng lao động có kỹ thuật đã qua đào tạo ít, thiếu thợ tay nghề cao dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chƣa cao.

Các dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp phần lớn là có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động; một số dự án lớn trong lĩnh vực thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản triển khai chậm so với giấy chứng nhận đầu tƣ. Một số dự án vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng.

Việc phối hợp quản lý nhà nƣớc về thực hiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giữa các Sở, ngành, các huyện chƣa kịp thời, nhất là trong quản lý khai thác khoáng sản, cấp phép đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần đƣợc ƣu tiên phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế của tỉnh.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo các lĩnh vực ƣu tiên: Công nghiệp thủy điện; Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; Công nghiệp khác. Nhằm sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu cho Ngân sách và giải quyết việc làm cho xã hội; từng bƣớc giảm dần công nghiệp sơ chế, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh.

Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển đô thị, hình thành các khu đô thị nhỏ trên các trục giao thông, đô thị lớn, khu công nghiệp. Giữ gìn, bảo tồn các di sản, công trình văn hóa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch. Phát triển các ngành nghề thủ công, phát huy thế mạnh của từng địa phƣơng tại vùng, phát triển làng nghề, mở rộng các mặt hàng theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Chú trọng kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tƣ trong nƣớc còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để chủ động hội nhập quốc tế; phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

4.2 Mục tiêu

4.2.1. Mục tiêu chung

Ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển, tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong cơ cấu GRDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có trình độ và chất lƣợng cao.

4.2.2 Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2016-2020, GTSXCN tăng bình quân trên 19,5%/năm; trong đó tăng trƣởng GTSXCN khai thác đạt 7,0%/năm; công nghiệp chế biến tăng 16,5%/năm; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc và sử lý rác thải tăng 18,4%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp - Xây dựng trong các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 44,0% vào năm 2020.

Ngành khai thác, chế biến khoáng sản: Đến năm 2020 GTSXCN đạt 943.911 triệu đồng và tốc tăng trƣởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,0%.

Ngành công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm: Đến năm 2020 GTSXCN đạt 530.922 triệu đồng và tốc tăng trƣởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,93%.

Ngành công nghiệp sản xuất VLXD: Đến năm 2020 GTSXCN đạt 150.774 triệu đồng và tốc tăng trƣởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,64%.

Ngành công nghiệp cơ khí, gia công kim loại: Đến năm 2020 GTSXCN đạt 151.811 triệu đồng và tốc tăng trƣởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,23%.

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc: Đến năm 2020 GTSXCN đạt 4.922 tỷ đồng; Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 23,38%.

Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ có chọn lọc các dự án sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp bền vững; phòng ngừa và khắc phục một cách có hiệu quả việc gây ô nhiễm môi trƣờng.

Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Đƣa trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu đạt mức tiên tiến, đổi mới cơ bản những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng.

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD.

Khôi phục và phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, góp phần giải quyết công tác giảm nghèo ở nông thôn.

4.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Giải pháp về xây dựng, ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích phát triển công nghiệp

Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp - Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)