Cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

3.2.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu

3.2.1.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp

Mạng giao thông đƣờng bộ của tỉnh đã đƣợc phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhƣng so với cả nƣớc thì chất lƣợng còn rất thấp; số km đƣờng bộ có chất lƣợng kém, chƣa đúng cấp kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; mặt khác, do địa hình vùng núi hiểm trở, nhiều đèo dốc nên mạng lƣới đƣờng bộ phân bố không đều, hay bị sụt lở về mùa mƣa. Ở các huyện miền núi còn nhiều vị trí chƣa có cầu hoặc ngầm tràn, gây khó khăn cho các phƣơng tiện đi lại trong mùa mƣa lũ.

Thông tin truyền thông tiếp tục đƣợc mở rộng và nâng cao về chất lƣợng đảm bảo thông tin thông suốt và phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp.

Hệ thống lƣới điện đƣợc quan tâm đầu tƣ, đảm bảo cung cấp điện cho nhƣ cầu sản xuất, tiêu dùng của tỉnh.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch, nhƣng hiện nay cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ gây khó khăn cho việc thu hút và kêu gọi các nhà đầu tƣ.

Nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp của tỉnh đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhƣng vẫn chƣa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông nối với các trung tâm kinh tế lớn. Vì vậy nó tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí vận chuyển tăng lên. Vì vậy nó ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh và gây khó khăn trong công tác kêu gọi vốn đầu tƣ ngoài tỉnh.

3.2.1.2. Cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp

Từ khi chia tách tỉnh, tỉnh Lai Châu đã coi trọng nhiệm vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ chƣơng, chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể nhƣ sau:

Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 29/3/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, đã xác định “Ƣu tiên phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng thủy điện vừa và nhỏ; tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 141/2008/NQ- HĐND12 ngày 05/12/2008 về việc thông qua chƣơng trình phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Cụ thể hóa Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của UBND tỉnh về Chƣơng trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 về Chƣơng trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Trong đó định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh, phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 về việc phê duyệt Chƣơng trình khuyến công tỉnh Lai Châu đến năm 2020. Với mục tiêu: Huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển vào một số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có lợi thế của tỉnh nhƣ: chế biến nông, lâm, thủy sản; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; bảo tồn và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, du lịch và tiến tới xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển công nghiệp, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và bảo vệ môi trƣờng. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

UBND tỉnh đã ban hành các chính sách liên quan đến thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nhƣ: Quyết định số 08/3013/QĐ-UBND ngày

03/6/2013 về việc ban hành quy định về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ; Quyết định số 10/3012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 về việc ban hành quy chế hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 38/3015/KH-UBND ngày 11/12/2015 về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Ngoài các chủ trƣơng, chính sách nhƣ trên, tỉnh Lai Châu đã triển khai lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 nhƣ: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010-2015, có xét đến 2020; Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010-2015, có xét đến năm 2020; Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2020; Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Các quy hoạch khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Các quy hoạch có liên quan đến nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhƣ quy hoạch vùng chè tập trung, quy hoạch phát triển cao su đại điền, quy hoạch phát rừng, quy hoạch nuôi trồng thủy sản ...

Nhƣ vậy, cho đến nay, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách định hƣớng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các chủ trƣơng, chính sách này đã và đang tạo điều kiện cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

3.2.2.3. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế:

Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 1.748 cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp giảm so với năm 2010 là 131 cơ sở. Trong đó số lƣợng cơ

sơ thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm,...đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.5. Số lƣợng các cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Cơ sở

Cơ sở sản xuất công nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 1.879 1.767 1.884 1.944 1.962 1.748

KT nhà nƣớc 6 6 6 7 3 4

KT ngoài nhà nƣớc 1.872 1.760 1.877 1.936 1.958 1.743

KV có vốn ĐTNN 1 1 1 1 1 1

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp:

Số cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất chƣa có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, năng suất và chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế và tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Số lƣợng các cơ sở công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Cơ sở

Cơ sở sản xuất công nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 1.879 1.767 1.884 1.944 1.962 1.748

Công nghiệp khai thác mỏ 67 63 48 37 39 61 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.804 1.698 1.829 1.900 1.914 1.678 CN SX & phân phối điện, khí đốt, 5 4 4 5 5 5 Cung cấp nƣớc và thu gom, xử lý

rác thải 3 2 3 2 4 4

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015 3.2.1.4. Lực lượng lao động ngành công nghiệp

Lao động của ngành công nghiệp hầu hết là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo cơ bản, chỉ có một số ít làm trong các doanh nghiệp có tay nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.

Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 2.088 lao động trong ngành công nghiệp giảm so với năm 2010 là 1.298 lao động. Trong đó lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo,...đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.7. Lực lƣợng công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Người

Cơ sở sản xuất công nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 3.386 2.504 2.110 2.099 2.075 2.088

Công nghiệp khai thác mỏ 958 701 359 448 439 440 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.570 1.350 1.246 1.113 1.075 1.080 CN SX & phân phối điện, khí đốt, 476 59 74 82 84 86 Cung cấp nƣớc và thu gom, xử lý

rác thải 382 394 431 456 477 482

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015 3.2.1.5. Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp

Nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015 tăng mạnh, nhƣng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp sản xuất, phân phối điện do đầu tƣ các dự án thủy điện và hệ thống lƣới điện truyền tải, phân phối.

Tình hình đầu tƣ một số ngành chủ yếu nhƣ sau:

- Công nghiệp ngành khai thác chế biến khoáng sản: Đầu tƣ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của các doanh nghiệp tƣ nhân cho hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh còn ít. Một số đơn vị đã đầu tƣ, đổi mới thiết bị và công nghệ nhƣng tiến triển còn chậm, hiệu quả thấp.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Mặc dù là một tỉnh có những điều kiện sản xuất kinh doanh không thuận lợi, song trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành chế biến nộng, lâm sản đã từng bƣớc đẩy mạnh việc đầu tƣ mới và đầu tƣ chiều sâu cải tiến công nghệ, thiết bị của các đơn vị trong ngành. Nhiều cơ sở

sản xuất mới đƣợc hình thành, hàng năm sản xuất ra nhiều mặt hàng và nhiều loại sản phẩm đa dạng nhƣ: chè, đồ gỗ, đồ mộc thủ công mỹ nghệ, …

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Công tác đầu tƣ mở rộng sản xuất, công nghệ, cải tiến thiết bị nhằm tăng sản lƣợng, hạn chế những tác động xấu đến môi trƣờng đã đƣợc triển khai trong một số cơ sở sản xuất gạch tuynen, xi măng... Còn lại hầu hết các cơ sở có công nghệ sản xuất lạc hậu, mức độ cơ giới hóa thấp.

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện: Trong giai đoạn 2010-2015, ngành đã thực hiện số vốn đầu tƣ là 4.930,874 tỷ đồng; Riêng năm 2015 chỉ tiêu này là 1.063,277 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị tài sản cố định 5 năm gần đây tăng từ 162,95 tỷ đồng năm 2010 lên 293,32 tỷ đồng năm 2015.

- Công nghiệp cung cấp nƣớc và sử lý rác thải: Trong giai đoạn 2010- 2015, ngành đã thực hiện số vốn đầu tƣ hơn 450,602 tỷ đồng; Riêng năm 2015 chỉ tiêu này là 88,76 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị tài sản cố định 5 năm gần đây tăng từ 45,85 tỷ đồng năm 2010 lên 203,31 tỷ đồng năm 2015.

3.2.1.6. Trình độ khoa học, công nghệ ngành công nghiệp

Trình độ công nghệ của ngành: Trình độ công nghệ sản xuất ngành công nghiệp nói còn ở mức trung bình và thủ công, hầu hết các sản phẩm công nghiệp địa phƣơng là sản phẩm thô, chất lƣợng chƣa cao. Tay nghề của công nhân chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tế. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế. Chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ có khả năng về vốn, công nghệ, thị trƣờng, kinh nghiệm quản lý đến Lai Châu đầu tƣ.

Nguyên nhân là do: Nguồn vốn đầu tƣ ít, chất lƣợng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, các cơ sở chế biến thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng yếu kém đã làm hạn chế

khả năng tiếp cận các thông tin về khoa học công nghệ và thị trƣờng đồng thời gây nhiều khó khăn cho địa phƣơng trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài...

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22,11%/năm, giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2015 đạt 1.105,54 tỷ đồng tăng 2,71 lần so với năm 2011, cụ thể nhƣ sau:

- Ngành công nghiệp khai thác: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là -4,92%/năm. Năm 2015 đạt 97,61 tỷ đồng giảm 22,29% so với năm 2011. Do thay đổi Luật khoáng sản hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, các doanh nghiệp đã đƣợc cấp phải phép phải đánh giá lại trữ lƣợng nên sản lƣợng khai thác giảm.

- Ngành công nghiệp chế biến: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,92%/năm. Năm 2015 đạt 336,16 tỷ đồng tăng 1,33 lần so với năm 2011. Do hình thành một số cơ sở sản xuất công nghiệp mới đi vào hoạt động nhƣ: Nhà máy chè, tôn xốp, gạch không nung....

- Ngành công nghiệp phân phối điện, khí đốt: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 162,39%/năm. Năm 2015 đạt 639,32 tỷ đồng tăng 124,38 lần so với năm 2011. Do một số nhà máy thủy điện lớn đi vào hoạt động.

- Ngành công nghiệp cung cấp nước và thu gom, xử lý rác thải: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,96%năm. Năm 2015 đạt 32,45 tỷ đồng tăng 1,34 lần so với năm 2011. Do có một số nhà máy cung cấp nƣớc sạch đi vào hoạt động.

Bảng 3.8. GTSXCN phân theo ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lƣợng tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (%) Tổng số 407,20 428,66 482,73 1.026,01 1.082,78 1.105,54 169,22 22,11 CN khai thác 125,62 98,09 90,17 91,56 96,94 97,61 -0,12 -4,92 CN chế biến, chế tạo 252,62 303,34 339,66 292,07 336,17 336,16 8,21 5,92 CN SX & phân phối

điện, khí đốt, 5,14 5,45, 25,76 613,29 617,36 639,32 158,47 162,39 Cung cấp nƣớc và

thu gom rác thải 24,29 21,78 27,14 29,09 32,31 32,45 2,67 5,96

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

3.2.3. Cơ cấu ngành công nghiệp phân theo ngành kinh tế

3.2.3.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp nhƣ: ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 19,21% năm 2010 lên 29,48% năm 2015; ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 28,47% xuống 23,55% năm 2015. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chƣa theo kịp với tình hình chung của cả nƣớc.

Bảng 3.9. Cơ cấu GRDP của Lai Châu (giá thực tế)

Đơn vị: %

Năm

Khu vực kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015

- Nông lâm nghiệp 28,47 30,03 28,5 25,4 24,48 23,55

- Công nghiệp-xây dựng 19,21 19,64 20,16 22,95 25,82 29,48

- Dịch vụ 52,32 50,33 51,34 51,65 49,70 46,97

3.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp không đồng đều, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)