Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 40)

5. Bố cục của đề tài

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp nhƣ sau: - Thông tin thu thập:

Các báo cáo của Bộ, ngành, UBND tỉnh Lai Châu, các Sở, ngành của tỉnh Lai Châu có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp.

Các văn bản, quy định liên quan đến phát triển công nghiệp của Chính phủ, các Bộ, ngành và của tỉnh Lai Châu.

Các cơ sở lý luận về công nghiệp và phát triển công nghiệp.

Các tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu từ năm 2010 đến nay. Số liệu về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong niên giám thống kê các năm từ 2010 đến 2015.

Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thƣơng mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -2020 có xét đến năm 2030.

Quy hoạch công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2015 có xét đến năm 2020.

Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo). - Nguồn thông tin: Các quy hoạch, kế hoạch, báo cáo, tạp chí, sách báo, internet... có liên quan.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn nhƣ đã nêu ở trên, tác giả sẽ thực hiện việc tổng hợp số liệu bằng hệ thống các bảng biểu, đồ thị ... và sử dụng hệ thống phần mềm Microsoft Excel 2003 và một số phần mềm ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh, thống kê mô tả trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời sử dụng phƣơng pháp ma trận SWOT:

Phƣơng pháp so sánh: đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ các tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao. Các số liệu này đƣợc so sánh, đánh giá giữa các giai đoạn phát triển khác nhau phụ thuộc chủ trƣơng, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu, trong các hoàn cảnh khác nhau, đơn vị, khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác nhau... nhằm đánh giá các tiêu chí phát triển công nghiệp của tỉnh đã đƣợc xác định.

Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh Lai Châu.

Phƣơng pháp phân tích mô hình SWOT: PHÂN TÍCH SWOT TÍCH CỰC/CÓ LỢI

Trong việc đạt đƣợc mục tiêu

TIÊU CỰC/ GÂY HẠI

Trong việc đạt đƣợc mục tiêu

TÁC NHÂN BÊN TRONG

Sự thật, yếu tố ... phát sinh từ nội bộ ĐIỂM MẠNH Cần đƣợc duy trì, sử dụng chúng làm nền tảng, đòn bẩy ĐIỂM YẾU

Cần đƣợc sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt

TÁC NHÂN BÊN NGOÀI

Sự thật, yếu tố ... phát sinh từ bên ngoài

CƠ HỘI

Cần đƣợc tận dụng, ƣu tiên, nắm bắt kịp thời; xây dựng và phát triển trên cơ hội này

THÁCH THỨC

Cần đƣa ra nhƣng nguy cơ này vào kế hoạch, giải pháp nhằm đề ra các phƣơng án phòng bị,

Từ mô hình trên ta có:

- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt đƣợc mục tiêu.

- Điểm yếu là những tác nhân bên trong mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu.

- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt đƣợc mục tiêu.

- Thách thức là những tác nhân bên ngoài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu.

Áp dụng đối với đề tài:

- Điểm mạnh: Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lai Châu mà ngành công nghiệp có thể tận dụng và phát huy.

- Điểm yếu: Những hạn chế, yếu kém của ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu cần khắc phục.

- Cơ hội: Những thuận lợi do môi trƣờng bên ngoài phát sinh mà ngành công nghiệp của tỉnh Lai Châu có thể tận dụng để phát triển.

- Thách thức: Những trở ngại, khó khăn do các yếu tố bên ngoài cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh Lai Châu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân giai đoạn của ngành công nghiệp của tỉnh.

Công thức tính: DGRDP = ( 1 0  n n GRDP GRDP -1)x100 Trong đó:

DGRDP - Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn; từ năm gốc so sánh đến năm thứ n.

GRDPn - GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu. GRDP0 – GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu. n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

- Cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế. (Công nghiệp - xây dựng; Nông - lâm nghiệp - thủy sản; Dịch vụ).

Công thức tính: Ki =

GRDP Ii

x100

Trong đó:

Ki – Cơ cấu của ngành thứ i.

Ii – Giá trị tăng thêm của ngành thứ i.

GRDP - Tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ các ngành kinh tế. -Giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 2010). Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020.

Công thức tính: Giá trị sản sản xuất công

nghiệp theo giá so sánh =

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế Chỉ số giá của ngƣời sản xuất

- Mức độ tập trung hóa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp: Là quá trình tập trung các nguồn lực về lao động, vật chất cho sự phát triển công nghiệp.

- Mức độ khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng trong phát triển công nghiệp: Là sự so sánh giữa phát triển công nghiệp với mức độ cạn kiệt tài nguyên và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.

- Số lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Lai Châu đến năm 2020.

- Số lƣợng và quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh đến năm 2020. - Trình độ và tỷ lệ áp dụng khoa học công nghệ trong các cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc (theo đƣờng bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai và Yên Bái; phía Nam giáp với tỉnh Điện Biên; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên, Sơn La. Lai Châu có 265,095km đƣờng biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lƣu với khu vực Tây Nam Trung Quốc. Tổng diện tích tự nhiên là 9.068,78 Km2

. Toàn tỉnh có 08 đơn vị hành chính gồm 07 huyện và 01 thành phố.

Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thƣơng mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời cũng có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Lai Châu là vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt chủ yếu của sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.

3.1.1.2. Ðịa hình địa chất

Địa hình rất phức tạp, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình, có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 mét; hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25o

và bị chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có nhiều đỉnh núi cao từ 2.500 đến 3.000 mét.

Xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng hoặc các lòng chảo có địa hình tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Mƣờng So, Tam Đƣờng, Bình Lƣ, Than Uyên... thích hợp cho sản xuất lƣơng thực, nhƣng diện tích không lớn.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Lai Châu có khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 21°C-23°C, chia làm hai mùa. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, mƣa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm, mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Vùng thấp (độ cao < 500 m) có nhiệt độ > 25oC. Những vùng cao (độ cao trên 1.000m) có khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.068,78 km2; Đất nông, lâm nghiệp 509.021,37 ha, chiếm 56,13% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa 31.435,38 ha, đất trồng cây lâu năm 17.342,50 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 537,82 ha; Đất lâm nghiệp có rừng 418.699,41 ha; Đất ở 4.374,07 ha.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Lai Châu có 418.699,41 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 51.568,55 ha, chiếm 12,32% diện tích đất lâm nghiệp có rừng; đất rừng phòng hộ có 335.111,21 ha, chiếm 89,04% diện tích đất lâm nghiệp có rừng; đất rừng đặc dụng là 32.019,65 ha, chiếm 7,65% diện tích đất lâm nghiệp có rừng; độ che phủ rừng đạt 41%.

Rừng ở Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ lát, chò chỉ, nghiến, tấu, pơmu…, các loại đặc sản nhƣ thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song mây, sa nhân… có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và phòng chống lũ lụt cho khu vực hạ lƣu.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra tổng hợp, Lai Châu có trên 169 điểm, mỏ với 16 loại khoáng sản rắn thuộc 5 nhóm và các nguồn nƣớc nóng - nƣớc khoáng, cụ thể:

- Nhiên liệu khoáng: phát hiện có 4 điểm than đá ở Nậm Than xã Mƣờng Than (huyện Than Uyên), Huổi Lá xã Nậm Hăn (huyện Sìn Hồ), Vàng Sôn xã Mƣờng Mô và Can Hồ xã Can Hồ (huyện Mƣờng Tè) nhƣng quy mô nhỏ, chất lƣợng than thuộc loại trung bình.

- Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, Molypden, đất hiếm, trong đó có triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng và đồng.

- Khoáng chất công nghiệp: Gồm có Pyrit, protat- xut, barit và fluorit, cao lanh, trong đó barit và fluorit có quy mô lớn đƣợc phát hiện và đánh giá cùng với đất hiếm ở mỏ Bắc Nậm Xe, Đông Pao, bao gồm: Barit với trữ lƣợng và tài nguyên dự báo cấp C1 + C2 + P1 = 21,6 triệu tấn; Fluorit với trữ lƣợng và tài nguyên dự báo cấp C1 + C2 + P1 = 6,14 triệu tấn CaF2. Ngoài ra điểm quặng đất hiếm Thèn Sầu còn có thêm hàm lƣợng Barit với TNDB cấp P2 = 1,3 triệu tấn BaSO4.

- Đá quý bán quý: phát hiện 4 điểm, biểu hiện quặng corindon Nậm Sẻ, corindon Bản Bo, corindon Bản Mận và zoisit- thạch anh.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá xây dựng: 01 điểm đá granit xây dựng ở Bình Lƣ, có thể sản xuất đá ốp lát; đá vôi vật liệu xây dựng: phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh, quy mô các điểm mỏ không lớn, chủ yếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại chỗ; đá vôi xi măng: Có 06 điểm đá vôi ở huyện Sìn Hồ, Mƣờng Tè, Tam Đƣờng, Phong Thổ; sét xi măng: có 2 điểm sét xi măng ở San Thàng, Tà Lèng, trữ lƣợng P2 > 20 triệu tấn; Cuội kết vôi: ở Huổi Hồ, Phong Thổ có thể làm đá ốp lát; sét gạch ngói: Ở khu vực Tam Đƣờng và các điểm phân bố trên địa bàn huyện Sìn Hồ và Than Uyên; đá phiến lợp: có 4 mỏ, điểm đã xác định là Nậm Ban, Lai Châu, Nậm Hồ, Nậm

Ghé. Trữ lƣợng và tài nguyên dự báo cấp C1 + C2 + P1 = 14,2 triệu m3; cát, cuội sỏi xây dựng: phân bố dọc theo các bãi bồi 2 bên bờ và lòng sông suối.

- Nước khoáng, nước nóng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 21 điểm trong đó có 13 nguồn nƣớc khoáng, 8 nguồn nƣớc nóng; trong đó nguồn nƣớc khoáng Tả Pao Hồ, Bản Hon và Bắc Thà có nhiều khoáng chất có thể dùng để chữa bệnh. Các nguồn Nà Ban, Tả Pao Hồ 2, Phình Phát và Nậm Ngà có chất lƣợng khá tốt có thể dùng làm nƣớc uống đóng chai.

3.1.1.7. Tài nguyên nước

Tỉnh Lai Châu nằm trong vùng thƣợng lƣu của sông Đà, địa hình chia cắt tạo nên mật độ sông suối khá dày đặc, cùng với lƣợng mƣa trung bình trong năm lớn, nên nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh khá lớn.

Cùng với sông Đà là nguồn nƣớc mặt chính, có hệ thống ba sông chính là chi lƣu cấp 1 của sông Đà là:

+ Sông Nậm Na: Diện tích lƣu vực khoảng 2.199 km2. Mô đuyn dòng chảy trung bình 40-80 l/s.km2

.

+ Sông Nậm Mạ: Diện tích lƣu vực khoảng 732 km2, độ dốc khá nhỏ chế độ dòng chảy thuận. Mô đuyn trung bình đạt 50 l/s.km2

.

+ Sông Nậm Mu: Diện tích lƣu vực khoảng 2.245km2, mô đuyn dòng chảy mùa lũ tần suất 2% đạt 12-14 m3

/s.km2.

Ngoài các sông suối lớn kể trên, trong vùng còn có rất nhiều các suối nhỏ khác nhƣ: Nậm Kinh, Lùng Cù, Nậm Múng, Nậm Ngập, Nậm Pun, Noong Hẻo, Nậm Há, Nậm Đôn, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Nậm Chắt ...

Nƣớc mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển công nghiệp thủy điện.

3.1.1.8. Nguồn nhân lực

Dân số: Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Lai Châu có 430.960 ngƣời,

dân số trung bình mỗi năm là 3,1%. Dân số thành thị chiếm 17,27%, dân số nông thôn chiếm 82,73%.

Bảng 3.1. Mật độ dân số phân theo địa giới hành chính năm 2015 Các chỉ tiêu Huyện, thị Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ (ngƣời/km2 ) Toàn tỉnh 9.068,78 430.960 47,521 Trong đó: Thành phố Lai Châu 70,77 36.150 510,81 Huyện Tam Đƣờng 684,52 53.270 77,821 Huyện Mƣờng Tè 2.697,34 43.060 16,07 Huyện Nậm Nhùn 1.388,04 26.270 18,926 Huyện Sìn Hồ 1.527 79.720 52,207 Huyện Phong Thổ 1.029,25 75.130 72,995

Huyện Than Uyên 792,53 63.280 79,847

Huyện Tân Uyên 897,33 54.080 60,268

Nguồn: Niên giám thống kê Lai Châu 2015

Mật độ dân số bình quân của tỉnh khá thƣa, năm 2015 là 47,52ngƣời/km2

, bằng 35,9 % mật độ trung bình của vùng và bằng 15,96 % so với cả nƣớc. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó huyện Mƣờng Tè có mật độ thƣa nhất 16,07 ngƣời/km2, thành phố Lai Châu có mật độ dày nhất 510,081ngƣời/km2

.

Lao động: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 của tỉnh khoảng 255.930 ngƣời, chiếm 59,38% tổng dân số. Lao động bình quân trong khu vực Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý có 27.960 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,98% tổng số lao động đang làm việc.

Xét về cơ cấu lao động, ngành: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 68%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 11,5% và Dịch vụ chiếm 20,5%. Lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hƣớng tăng lên, chiếm

11,5% so với năm 2010 là 5,28%; Lao động khu vực thƣơng mại, dịch vụ chiếm 20,5%, tăng nhẹ so với năm 2010 là 14,36%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)