Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 97 - 104)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020

4.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

Kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện môi trƣờng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và coi đây là những yếu tố chính quyết định tốc độ, chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp. Tập trung tháo gỡ vƣớng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Phƣơng thức phát triển của ngành công nghiệp: Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nƣớc và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; ƣu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lƣợng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dƣợc; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phƣơng để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong công nghiệp theo hƣớng coi trọng chất lƣợng, dần loại bỏ quan điểm phải đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh theo chiều rộng dựa trên tăng trƣởng vốn đầu tƣ, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động chuyển dần sang mô hình tăng trƣởng dựa vào tri thức và công nghệ hƣớng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển công nghiệp theo hƣớng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.

4.3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tỉnh Lai Châu

Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và sử dụng nhiều lao động của địa phƣơng nhƣ: thủy điện; khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng. Tập trung phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống. Đối với lĩnh vực nghề thủ công truyền thống trƣớc xu thế hội nhập cần phát triển theo hƣớng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, tăng độ tinh xảo của hàng hoá và từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cho các làng nghề. Kết nối với các đơn vị sản xuất liên kết du nhập nghề mới đồng thời định hƣớng cho các đơn vị sắp xếp lại sản xuất theo hƣớng chuyên

sâu, tổ chức bài bản, tạo cơ sở ban đầu để các đơn vị yên tâm phát triển sản xuất. Làm tốt khâu kiểm tra, thẩm định bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khuyến công hàng năm, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo hƣớng tăng sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm sản phẩm thô, đẩy mạnh xuất khẩu. Nghiên cứu lựa chọn một số sản phẩm cụ thể đề xuất hình thành vùng nguyên liệu đồng thời tìm hiểu một số công nghệ chế biến để thu hút đầu tƣ.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tƣ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để tăng thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong cơ cấu kinh tế.

4.3.2.3. Giải pháp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp

Quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp đang triển khai đầu tƣ xây dựng mới hoặc mở rộng sản xuất, kinh doanh; đồng thời triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao năng suất, hạ giá thành, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng chƣơng trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng. Chú trọng phát triển thị trƣờng trong nƣớc, đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu và không để phụ thuộc vào một thị trƣờng nhất định. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng điểm của tỉnh, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ƣơng thông qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia... Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu và ứng dụng công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử. Xây dựng mối liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... Làm tốt công tác dự báo thị trƣờng. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc phổ biến thông tin và điều phối thị trƣờng, đa dạng thị trƣờng.

4.3.2.4. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu Thứ nhất, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đó ƣu tiên các doanh nghiệp có kinh nghiệm khai thác công nghiệp, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.

Tạo thuận lợi và chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng để thúc đẩy triển khai đúng tiến độ các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản quy mô lớn trên địa bàn (nhƣ đất hiếm, quặng barit, fluorit...).

Công tác thăm dò phải đi trƣớc một bƣớc, là tiền đề để chuẩn bị tài liệu đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản về trữ lƣợng, chất lƣợng, điều kiện khai thác mỏ, các khu vực khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp khai thác đến năm 2020. Đảm bảo yêu cầu phát triển hiệu quả, bền vững, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, các di sản thiên nhiên và di tích lịch sử, bảo vệ các công trình có vị trí chiến lƣợc quốc gia (nhƣ thủy điện Lai Châu, Bản Chát...) và có giá trị văn hoá.

Kết hợp khai thác quy mô vừa với quy mô nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, chế biến thô (tuyển) với chế biến tinh (sau tuyển) phù hợp với từng đối tƣợng khoáng sản và mỗi giai đoạn phát triển cụ thể; đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm chế biến từ nguyên liệu khoáng ngoài hƣớng cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nƣớc.

Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc, kỷ cƣơng pháp luật trong mọi hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Thứ hai, công nghiệp chế biến nông lâm sản

Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển một cách toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Trên cơ sở phát triển vững chắc nguyên liệu, thực hiện đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến theo hƣớng phát huy lợi thế từng vùng gắn với từng loại cây con để tập trung đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao, bền vững. Xây dựng mới và hình thành một số cơ sở chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu nhƣ cao su ở vùng thấp Sìn Hồ, Mƣờng Tè; chế biến các sản phẩm phụ từ hạt cao su (nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất sơn…) ở Phong Thổ, chế biến các loại cá nƣớc lạnh (cá hồi, cá tầm) ở Tam Đƣờng, Dào San - Phong Thổ; chế biến thức ăn gia súc, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thịt, kho bảo quản đông lạnh tại các vùng sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi đại gia súc, tạo việc làm.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp chế biến tiên tiến hiện đại với chế biến theo phƣơng pháp truyền thống nhằm tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao cho xuất khẩu và nội tiêu trong nƣớc; gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trƣờng. Trong đó chú trọng đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến đối với các sản phẩm mang tính chủ lực, với công nghệ tiên tiến hiện đại đảm bảo chất lƣợng tốt phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ ba, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển sản xuất các loại VLXD phù hợp với điều kiện tài nguyên và tập quán xây dựng trong tỉnh, có quy mô sản xuất hợp lý nhƣng với kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, đạt hiệu quả đầu tƣ cao. Trong thời gian tới sẽ phát triển các loại VLXD nhƣ: vật liệu nung và không nung, đá, cát, sỏi... Ngoài ra chú trọng phát triển một số vật liệu: đá ốp lát, đá phiến lợp... khuyến khích phát triển các công nghệ sạch, công nghệ làm giảm ô nhiễm môi trƣờng. Tìm kiếm thị trƣờng để mở rộng xuất khẩu VLXD ra nƣớc ngoài.

Tiếp tục đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, trang thiết bị để phát huy năng lực các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, từng bƣớc loại bỏ công nghệ lạc

hậu, năng suất thấp, tiêu tốn năng lƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng. Đổi mới công nghệ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trƣờng, tăng năng lực cạnh tranh để tham gia hội nhập, mở cửa với với khu vực và thế giới. Đối với việc đầu tƣ mới cần lựa chọn trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để sản phẩm đạt chất lƣợng cao và có thể hội nhập với thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế.

Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng để tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực.

Thứ tư, công nghiệp cơ khí, gia công kim loại

Từng bƣớc đầu tƣ xây dựng các cơ sở cơ khí có trang bị tƣơng đối hoàn chỉnh làm trụ cột cho ngành cơ khí của tỉnh, phục vụ sửa chữa cho một số nhà máy công nghiệp có trang thiết bị hiện đại, quy mô lớn, các dự án thuỷ điện, phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự biên giới và phát triển bền vững.

Phát triển các cơ sở gia công kết cấu thép, gia công phụ tùng và sửa chữa ô tô, xe máy, máy công trình, thiết bị khai thác; Lắp ráp và bảo dƣỡng máy nông, lâm nghiệp trên cơ sở hợp tác, liên doanh liên kết với các Tập đoàn và công ty lớn ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Đối với khu vực thành phố: Đầu tƣ xây dựng một số xƣởng cơ khí quy mô tƣơng đối với trang thiết bị tiên tiến để đáp ứng đƣợc một số công việc nhƣ đại tu, bảo dƣỡng máy móc, thiết bị công nghệ, phục vụ nhu cầu tại chỗ trên địa bàn ...

Đối với khu vực nông thôn, các thị trấn, thị tứ: Phát triển các xƣởng cơ khí quy mô nhỏ, kết hợp với các xƣởng rèn, xƣởng cơ khí để phục vụ sửa chữa, chế tạo các nông cụ phục vụ nông nghiệp và dân dụng.

Thứ năm, công nghiệp sản xuất, phân phối điện và cung cấp nƣớc

Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện đã đƣợc cấp chứng nhận đầu tƣ, sớm đƣa một số công trình thủy điện vào vận hành để bổ sung nguồn điện cho hệ thống lƣới điện quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đƣờng dây và trạm biến áp đã đƣợc phê duyệt để phục vụ đấu nối các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh

Để đảm bảo chất lƣợng, tính ổn định của hệ thống cấp điện, ngoài lƣới truyền tải cao áp 220kV, 110kV sẵn có sẽ đƣợc mở rộng; Lƣới điện trung áp sẽ chỉ phát triển ở cấp điện áp 35kV và 22kV, giảm tổn thất, tăng hiệu quả khai thác lƣới điện. Phát triển hệ thống lƣới điện, nguồn năng lƣợng tái tạo để cung cấp điện đến vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Khai thác hợp lý, có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nƣớc hiện có và tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng, đầu tƣ mới (cho những nơi chƣa có) và đồng bộ hoá trên toàn hệ thống cấp nƣớc; Kết hợp đầu tƣ tập trung ở đô thị và đầu tƣ nhỏ ở các địa phƣơng theo chƣơng trình cung cấp nƣớc sạch cho dân nông thôn.

Củng cố và phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Cấp nƣớc theo mô hình công ty chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tƣ, quản lý cung cấp nƣớc sạch trên quy mô toàn tỉnh.

Thứ sáu, tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống

Xây dựng phát triển tiểu thủ công nghiệp phải phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo bền vững, lấy phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa bàn làm chính, đồng thời trú trọng phát huy khai thác các nghề truyền thống để phát triển tiểu thủ công nghiệp mang đậm đà bản sắc dân tộc, tạo việc làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phƣơng để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngành nghề truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã.

Tăng quy mô sản xuất kết hợp với tìm kiếm thị trƣờng để tạo chỗ đứng các sản phẩm từ nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm: Rƣợu Mông Kê, các sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái, nghề làm bánh phở kết hợp với phát triển du lịch làng nghề và các nghề thủ công khác theo nhu cầu phát triển của thị trƣờng.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa lao động, nguyên liệu, thị trƣờng và môi trƣờng.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển tiểu thủ công nghiệp bền vững, lấy phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp. Để thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực này.

4.3.2.5. Giải pháp đổi mới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Tăng cƣờng công tác vận động xúc tiến đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tƣ xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý hạ tầng.

Tranh thủ các nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu, nguồn vốn khuyến công của Trung ƣơng và dành một phần nguồn vốn khuyến công của địa phƣơng cho đầu tƣ phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tập trung vào các hạng mục: san lấp mặt bằng, đƣờng giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải.

Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ: Có chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp. Xây dựng hoàn thiện và thực hiện nhất quán một cách công khai minh bạch hệ thống cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, tín dụng khuyến khích đầu tƣ kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp để làm căn cứ pháp lý kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)