Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển công nghiệp

khoáng sản rắn, một số điểm mỏ đã đƣợc đầu tƣ thăm dò, làm rõ hơn về trữ lƣợng, chất lƣợng khoáng sản, làm định hƣớng phát triển công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh. Công tác điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn hạn chế, dẫn đến cơ sở đánh giá trữ lƣợng tài nguyên có độ tin cậy rất thấp. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chƣa phát triển do điều kiện các mỏ nằm phân tán, nhỏ lẻ, trữ lƣợng mỏ chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá chi tiết, điều kiện khai thác khó khăn.

Về tài nguyên nước: Lai Châu nằm trong vùng thƣợng lƣu của sông Đà, có mật độ sông suối khá dày đặc, cùng với lƣợng mƣa trung bình trong năm lớn, nên nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh khá lớn nên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp thủy điện.

3.3.7. Khoa học - công nghệ

Trình độ công nghệ sản xuất ngành công nghiệp còn ở mức trung bình và thủ công, hầu hết các sản phẩm công nghiệp địa phƣơng là sản phẩm thô, chất lƣợng chƣa cao. Nguồn vốn đầu tƣ cho khoa học công nghệ còn ít, các cơ sở chế biến thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế vì vậy ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp của tỉnh.

3.4. Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu Lai Châu

Điểm mạnh:

Nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu lao động của ngành công nghiệp.

Nguồn tài nguyên đất, rừng, nƣớc, khoáng sản đa dạng và phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh.

Có hệ thống cửa khẩu, lối mở với Trung Quốc thuận lợi cho phát triển, giao thƣơng hàng hóa.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, ngành công nghiệp nói riêng đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhƣ: Đƣờng cao tốc nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hệ thống lƣới điện 500kv, 220kv, 110kV phục vụ nhu cầu cung cấp điện ổn định, đấu nối truyền tải cho các nhà máy thủy điện.

Các doanh nghiệp công nghiệp đang từng bƣớc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Qua đó đã giúp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tỉnh đã đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách định hƣớng phát triển cũng nhƣ thu hút đầu vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các chủ trƣơng, chính sách này đã và đang tạo điều kiện cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

Điểm yếu:

Hệ thống giao thông của tỉnh chƣa đồng bộ, đặc biệt tuyến cao tốc nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội – Lào Cai còn chƣa đƣợc đầu tƣ nên việc đi lại và giao thƣơng còn gặp nhiều khó khăn.

Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, phong tục tập quán sản xuất của nhân dân còn lạc hậu.

Tỉnh chƣa xây dựng đƣợc sản phẩm chủ lực có thƣơng hiệu nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm công nghiệp của tỉnh còn hạn chế nên đầu ra của sản phẩm không ổn định.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực về quản lý, vốn còn hạn chế. Nhiều cơ sở còn chƣa quan tâm đến đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và khâu quảng bá, xúc tiến thƣơng mại.

Cơ hội:

Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với các nƣớc và các tổ chức quốc tế nhƣ WTO, AFTA, APEC, TPP..., tạo ra cơ hội cho ngành công nghiệp Lai Châu thu hút đầu tƣ, công nghệ sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ để phát triển một nền sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao.

Nhà nƣớc có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp, do đó tạo điều kiện cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

Đã có nhiều nhà đầu tƣ quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp của tỉnh.

Thách thức:

Trở ngại, khó khăn lớn nhất của tỉnh Lai Châu là vị trí địa kinh tế, xa các trung tâm kinh tế và đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Các sản phẩm công nghiệp không có đầu ra ổn định. Giá cả, số lƣợng phụ thuộc lớn vào sự biến động của thị trƣờng.

Thiếu nguồn lực đầu tƣ do bối cảnh kinh tế vĩ mô còn khó khăn, khó thu hút doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)