Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 89 - 97)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Giải pháp về xây dựng, ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích phát triển công nghiệp

Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp - Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển cá́c chuyên ngành, tỉnh cần có kế hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng đến hàng rào các khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến. Hỗ trợ về mặt pháp lý cho công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh những thủ tục và vƣớng mắc cho các Doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lƣợng lớn. Đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất để tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

- Trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng, tỉnh cần có kế hoạch phát triển những mặt hàng mới, có giá trị gia tăng cao mà tỉnh có lợi thế, đồng thời phát triển các loại hàng hóa chế biến nông sản có chất lƣợng cao. Có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp nhƣ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao chất lƣợng, rút ngắn thời gian cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các cơ sở hành chính công. Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tại chỗ và tham giai xuất khẩu.

Thứ hai, thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thƣơng mại

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trƣờng, thực hiện thƣơng mại điện tử: quảng cáo trên Website, gửi thƣ tín điện tử (email), giao dịch điện tử. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết, các bạn hàng. Tƣ vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về thị trƣờng;

- Các doanh nghiệp phải năng động, ứng dụng hiệu quả khoa học tiếp thị hiện đại trong tìm kiếm thị trƣờng nhƣ: Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nƣớc và quốc tế, trƣng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, hậu mãi…

Chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm

Thực hiện quy hoạch sản xuất hàng hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, tạo thuận lợi cho cung ứng thị trƣờng nội địa kết hợp với xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân vay vốn đầu tƣ sản xuất, chế biến, kinh doanh; miễn giảm thuế đất, vốn, doanh thu đối với các hoạt động phát triển các sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu có sẵn.

Về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tìm kiếm đối tác trong và ngoài nƣớc hợp tác sản xuất theo hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại, mua thiết kế sản phẩm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ,...tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm kiếm cơ hội, tham gia xuất khẩu hàng thông qua việc hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khảo sát, nghiên cứu, tìm kiếm bạn hàng, thị trƣờng xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, nhằm từng bƣớc có thƣơng hiệu riêng của Lai Châu, nhất là trong việc chế biến hàng nông sản và sản phẩm tiêu dùng.

Chính sách về công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn

- Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công và xúc tiến thƣơng mại; hƣớng các hoạt động này thiết thực cho kêu gọi đầu tƣ, duy trì và phát triển sản xuất, đặc biệt là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình khuyến công quốc gia và thành lập Quỹ khuyến công địa phƣơng để tập trung vào những chƣơng trình hỗ trợ: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo, truyền và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế.

- Tƣ vấn và giúp các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thƣơng hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trƣờng; tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thƣơng mại điện tử, xúc tiến thƣơng mại; tổ chức hội chợ.

Chính sách về phát triển dịch vụ công nghiệp

Hỗ trợ khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp nhƣ: - Tƣ vấn lập dự án đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại đảm bảo yêu cầu phát triển các dự án công nghiệp trong giai đoạn tới.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu lao động phục vụ cho các nhà máy công nghiệp, các văn phòng công ty để có hƣớng tuyển dụng lao động và đào tạo phù hợp.

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dƣỡng các công trình nhà máy, các thiết bị khác trên địa bàn và đào tạo nhân lực.

Chính sách về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Để đạt đƣợc các chỉ tiêu phát triển công nghiệp trong thời kỳ đến năm 2020, cần huy động một lƣợng vốn đầu tƣ lớn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng của ngành, cho hoạt động đầu tƣ các dự án,....Vì vậy cần có chính sách và giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn. Với những điểm hạn chế đặc thù của tỉnh Lai Châu nói chung và với ngành công nghiệp nói riêng, việc thu hút vốn trong và ngoài nƣớc (đặc biệt là vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) cho đầu tƣ phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần có những chính sách thu hút hiệu quả:

Thứ nhất, với đặc thù là tỉnh miền núi biên giới, hầu hết các xã nằm trong vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn nên tỉnh Lai Châu cần tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng, nguồn vốn ODA, vốn viện trợ để sử dụng đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Lai Châu, nhất là các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn.

Thứ hai, xây dựng chính sách ƣu đãi, danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tƣ thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào ngành công nghiệp tỉnh.

Thứ ba, áp dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tăng qui mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tƣ nhƣ: nâng cao hiệu quả sử dụng của quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, quỹ khuyến công, khuyến nông; miễn giảm tiền thuê đất.

Thứ tư, về phía các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch mở rộng quy mô phân phối nhằm tăng lợi nhuận, bảo đảm việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tăng tích luỹ vốn để tái đầu tƣ, mở rộng kinh doanh của đơn vị;

Thƣờng xuyên xem xét đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để có biện pháp khai thác hiệu quả hơn các nguồn vốn. Áp dụng các biện pháp tránh thất thoát vốn, nợ khó đòi, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bằng cách thanh toán kịp thời tiền bán hàng. Thiết lập quan hệ bạn hàng trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nhƣng phải có biện pháp nắm tình trạng tài chính của khách hàng để có phƣơng thức bán hàng thích hợp;

Chấn chỉnh quy chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nƣớc.

4.3.1.2. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trên các phƣơng diện nhƣ:

Thực thi tốt các chính sách có liên quan của Nhà nƣớc về hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan đối với vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ nhất định đối với việc mua sắm thiết bị, đầu tƣ cải tiến kỹ thuật của các doanh nghiệp.

4.3.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

- Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nƣớc: Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có tƣ duy mới, có tầm nhìn, có khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao.

Để thu hút và duy trì nguồn nhân lực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra quy trình sử dụng nhân lực minh bạch, dựa trên năng lực thực tế bố trí sử dụng và có chính sách đãi ngộ về lƣơng thƣởng, môi trƣờng làm việc phù hợp.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực:

Coi trọng bồi dƣỡng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp của tỉnh, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng là yêu cầu cấp bách và cần thiết; có chính

sách hỗ trợ, có kế hoạch và biện pháp cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp tỉnh, cần có các giải pháp cụ thể nhƣ:

- Tiến hành khảo sát nhu cầu lao động hàng năm đối với các ngành nghề nói chung và ngành công nghiệp nói riêng để có kế hoạch tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài tỉnh; các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lực lƣợng lao động của tỉnh và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của tỉnh; Đẩy mạnh phối hợp, liên kết với các trƣờng đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề trong khu vực để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo cho lực lƣợng lao động của tỉnh

- Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tiếp cận khoa học-kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và cạnh tranh.

- Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong từng chuyên ngành công nghiệp; xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề.

Thứ hai, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý doanh nghiệp đƣợc tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đƣợc tham gia những khoá đào tạo ngắn và dài hạn về kỹ năng cơ bản nhƣ đào tạo về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ,....

Thứ ba, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng tại chức, thực hiện bồi dƣỡng về kiến thức mới, kỹ thuật và công nghệ mới về quản lý và nghiệp vụ kinh doanh, cung cấp và phổ biến thông tin mới cho lao động trong ngành...

4.3.1.4. Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước đối với ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đổi mới hệ thống tổ chức, mô hình quản lý và cơ chế chính sách nhằm nâng hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào các nội dung chính sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng loại cán bộ, đặc biệt cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ, chuyên trách về lĩnh vực công nghiệp tại tuyến huyện, xã; Xây dựng và vận hành quy trình tác nghiệp thống nhất trong tổ chức đồng thời tăng cƣờng trang bị máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại; Thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý.

Thứ hai, cần đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp trên địa bàn; Từng bƣớc tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành công nghiệp của tỉnh và tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp công nghiệp.

4.3.1.5. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa công nghiệp tỉnh Lai Châu với công nghiệp các tỉnh lân cận, cả nước và nước ngoài

Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa công nghiệp của tỉnh Lai Châu với thị trường các địa phương khác trong nước

- Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng và hoạt động xúc tiến thƣơng mại với các thị trƣờng trọng điểm, thị trƣờng các tỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng liên kết công nghiệp để có hƣớng điều chỉnh phù hợp cơ cấu sản xuất của ngành.

- Nghiên cứu đƣa ra các điều kiện ƣu đãi cho các địa phƣơng có mối quan hệ liên kết, hợp tác sản xuất với tỉnh.

- Tiến hành trao đổi, ký kết các thoả thuận cấp tỉnh giữa Lai Châu và các địa phƣơng khác về mua bán sản phẩm hàng hoá, có thể là cung ứng nguyên vật liệu và nhận tiêu thụ lại một phần sản phẩm, hay những cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa công nghiệp của tỉnh Lai Châu với công nghiệp các nước lân cận

- Ngoài thị trƣờng ngoài nƣớc có tính chiến lƣợc, tỉnh cần chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phƣơng với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau.

+ Tăng cƣờng liên kết và xúc tiến hoạt động hợp tác với Vân Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc, các nƣớc trong khu vực ASEAN.

+ Khuyến khích doanh nghiệp của Lai Châu liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từng bƣớc xây dựng và phát triển sản xuất ổn định lâu dài, từ đó tăng cƣờng khả năng mở rộng thị trƣờng cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của tỉnh.

+ Về phía doanh nghiệp: Cần chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác thị trƣờng; Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh quốc tế; liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong việc tìm kiếm thị trƣờng và tiến tới thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nƣớc ngoài để thâm nhập thị trƣờng.

4.3.1.6. Giải pháp bảo vệ môi trường ngành công nghiệp

- Các doanh nghiệp công nghiệp khi đầu tƣ sản xuất phải có giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng một cách cụ thể từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn đầu tƣ xây dựng hạ tầng, giai đoạn triển khai dự án, giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng.

- Đối với các doanh nghiệp công nghiệp có nguồn phát sinh ô nhiễm môi trƣờng với mật độ cao, tập trung khối lƣợng chất thải lớn và phức tạp về

thành phần chất gây ô nhiễm, cần phải đặc biệt chú trọng và tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng trong thời gian doanh nghiệp hoạt động.

- Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phế liệu có khả năng tái chế hoặc đƣợc chôn lấp an toàn; khuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)