CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn, tôi tiến hành nghiên các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện. Do toàn huyện có 25 trang trại chăn nuôi lợn được đã
lượng mẫu là 100%). Bên cạnh đó đề tài cũng tiến hành điều tra thêm 25 hộ chăn nuôi ( chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để so sánh hiệu quả kinh tế với trang trại)
Từ kết quả thu được thông qua xử lý, phân tích số liệu có thể đánh giá được hiện trạng chăn nuôi, tình hình sử dụng lao động, vai trò của chăn nuôi lợn trong hoạt động sản xuất kinh tế của trang trại. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Thanh Sơn
2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của địa phương, từ các ban ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: sách báo, tạp chí, internet…đã phát hành và được công nhận.
Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật thông tin, số liệu từ UBND huyện Đồng Hỷ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã và tình hình chung về chăn nuôi lợn tại địa phương.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
+ Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp trang trại.
+ Phương pháp chuyên gia:
Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi lợn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp.
Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin.
Số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.
2.2.5 Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Số liệu thu thập thứ cấp trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.
2.2.6 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh.