Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44 - 45)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều trang trại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Hiện tỉnh Bắc Ninh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp đỡ các hộ dân phát triển kinh tế trang trại. Bắc Ninh hiện có 223 trang trại và giá trị kinh tế từ trang trại chiếm 25% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh khẳng định, phong trào phát triển kinh kế trang trại đã thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ chỗ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn. Từ kinh tế hộ đơn lẻ sang hợp tác, liên kết, liên doanh theo chuỗi, từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, phát triển trang trại vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là, chủ trang trại chưa tiếp cận được kênh vay tín chấp theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn ít; sản xuất chưa thật sự bền vững; liên kết sản xuất, kinh doanh giữa trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở mức thấp; đa số các trang trại còn thiếu kết nối với thị trường...

Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Quốc Trị cho rằng, ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, thị trường và rủi ro cao nên hiệu quả sản xuất không ổn định. Các chủ trang trại thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong khi tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi lại gặp nhiều khó khăn do vướng mắc thủ tục, thời gian vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất... Điều này khiến người dân không "mặn mà" với việc phát triển kinh tế trang trại.

Điều trăn trở nhất khi đầu tư vào nông nghiệp là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Hiện, trang trại của anh chưa có điện để sản xuất và nếu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao với hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại; đồng thời, xây dựng nhà sơ chế, chế biến các mặt hàng nông sản lại rất cần nguồn điện.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất UBND tỉnh cho phép bổ sung, thay thế chính sách hỗ trợ phát triển trang trại. Chẳng hạn như: hỗ trợ lãi suất với mức 4%/năm cho các trang trại vay vốn từ ngân hàng thương mại; hỗ trợ tập trung đất đai (hỗ trợ 1 lần cho trang trại thuê quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là 50 triệu đồng/ha; góp vốn bằng quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là 50 triệu đồng/ha); hỗ trợ trang trại chăn nuôi (50% chi phí nhưng tối đa không quá 3 tỷ/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị phục vụ sản xuất); đối với hệ thống điện ngoài hàng rào, hỗ trợ 70% (tối đa không quá 200 triệu đồng), chủ trang trại đối ứng 30% cho chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)