Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

* Trên thế giới

Kinh tế trang trại có lịch sử phát triền lâu đời, các chuyên gia về sử học và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc trang trại có từ đời nhà Đường. Với nước ta, trang trại hình thành và phát triển

dưới thời nhà Trần với tên gọi chung là các “thái ấp”. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại.

Quá trình phát triền công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới; ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản (chiếm 3,7% dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu người. Như vậy, trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Hà Lan: Quy mô đất canh tác bình quân một nông trại là 10 ha, họ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, chỉ thuê 1-2 lao động những lúc mùa vụ căng thẳng, nông trại có đủ công cụ máy móc cần thiết, có 17% số trang trại nuôi từ 50 - 200 con lợn và chiếm 43,7% đàn lợn của cả nước, một lao động nông nghiệp nuôi được 112 người. Quy mô bình quân đất canh tác của một nông trại là 31,7ha, 87% số trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, khoảng 13% số trang trại có thuê từ 1 đến 2 lao động, một lao động nông nghiệp nuôi được 160 người.

Tại Việt Nam

Việc xây dựng, phát triển chuỗi liên kết được khẳng định trong những năm qua được các cấp, các ngành và người dân ghi nhận. Về hiệu quả kinh tế khi xây dựng chuỗi liên kết gắn kết được các hộ nông dân, hình thành các nhóm, tổ, đội và hợp tác xã chăn nuôi. Tập hợp được những con người có cùng tâm huyết, cùng có mục đích muốn chăn nuôi bền vững. Chủ động được thị

trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được tình trạng ”được mùa mất giá, được giá mất mùa” thường xảy ra trong phát triển nông nghiệp. Đảm bảo chắc chắn giảm chi phí đầu vào, nhiều đơn vị cung cấp đầu vào cũng sẽ muốn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm cho cơ sở chăn nuôi đã tham gia liên kết chuỗi.

Việc tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch và được tuyên truyền rộng rãi từ đó người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm giúp ra tăng giá trị sản phẩm (gia tăng giá trị sản phẩm từ 15 – 20 % so với sản phẩm khi chưa được sản xuất theo chuỗi) và mở rộng thị trường, nhiều chuỗi đã thiết lập được hệ thống các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tiện tích trên địa bàn cả nước.

Tuy nhiên việc xây dựng liên kết chuỗi hiện nay cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế do còn thiếu các Doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nên chưa đa dạng hóa được sản phẩm, chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm chăn nuôi. Thói quen sử dụng thịt mát, thịt cấp đông của đa số người tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện.

Vì vậy, trong thời gian, người dân cần tập trung nhân rộng các mô hình điểm về chuỗi liên kết chăn nuôi đã có hiệu quả trong thời gian qua. Đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để các mô hình chuỗi phát triển hơn nữa, trong đó tập trung một số chuỗi về chăn nuôi lợn để đáp ứng sự hẫng hụt về thịt lợn khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, làm ảnh hưởng rất lớn tới tổng đàn lợn của Thành phố. Đồng thời đi sâu phát triển các chuỗi chăn nuôi bò thịt và gia cầm để tận dụng lợi thế sẵn có, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, vùng bãi rất có điều kiện phát triển cả về số lượng và chất lượng, chú trọng hơn nữa việc phát triển tạo ra các sản phẩm hữu cơ, sinh học.

Ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu Thành phố có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ xây dựng chuỗi, các chính sách phải được tập trung đều ở các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm để động viên khuyến khích kịp thời cho các tác nhân tham gia phát triển chuỗi. Thu hút và lấy doanh nghiệp là đầu tàu cho việc phát triển liên kết các chuỗi. Các chuỗi

đều phải gắn với cơ sở giết mổ, sơ chế đóng gói đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của các chuỗi.

Lê Đức Thịnh, và cộng sự (2005) - Mô hình Hiệp hội nông dân sản xuất và dịch vụ lúa giống chất lượng cao tại địa phương.Những nghiên cứu này đã đề cập đến vai trò hợp tác giữa những người nông dân trong sản xuất đặc biệt là sản xuất hàng hóa, cách thức tiếp cận với hệ thống dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ra thị trường.Trong đó đã đề cập được đến vai trò của các doanh nghiệp trong việc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Mạng lưới kinh doanh trên địa bàn nông thôn là sự phân bố và liên kết các cơ sở kinh doanh, các chủ thể kinh doanh mà các hoạt động của nó diễn ra chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Mục tiêu hoạt động của mạng lưới phải trực tiếp liên quan đến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng và nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn nông thôn.Trong hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn, việc tổ chức mạng lưới kinh doanh (MLKD) giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Một mặt, MLKD bảo đảm cung ứng các nguyên liệu, vật tư, các công cụ lao động cần thiết cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác ở khu vực nông thôn, cũng như cung ứng các loại hàng công nghiệp tiêu dùng. Mặt khác, MLKD bảo đảm tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá và các sản phẩm hàng hoá khác của khu vực kinh tế nông thôn (Nguyễn Thị Thanh Hà , 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)