Những yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 73 - 78)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.5. Những yếu tố bên ngoài

3.3.5.1 Chính sách và quy hoạch

Cải tiến bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, chất lượng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ và các tổ chức chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở.

Từ những chủ trương của Trung ương, của tỉnh làm căn cứ địa phương cần sáng tạo có chính sách cụ thể, xây dựng định hướng lâu dài từ việc quy hoạch về đất đai, tạo điều kiện giao đất ổn định ưu đãi về vốn có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng hợp lý để thúc đẩy trang trại phát triển toàn diện và vững trắc.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một cách công bằng, làm tốt công tác động viên để nhân dân được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát từ đó giáo dục họ có trách nhiệm đối với cộng đồng, củng cố lòng tin đối với Đảng, chính quyền các cấp.

Thường xuyên duy trì và phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất trong nông nghiệp nông thôn, xây dựng nếp sống văn hoá mới ở các khu dân cư. Làm tốt công tác an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội trong từng khu dân cư, tạo điều kiện về an ninh xóm giúp hộ yên tâm lao động sản xuất.

Nhà nước cần sớm tạo ra khung pháp lý rõ ràng, thuận lợi để mọi người dân có vốn và ý tưởng làm giàu, dám nghĩ, dám làm họ có thể vận dụng và phát triển các loại hình kinh tế đa dạng nhiều thành phần tham gia như hiện nay. Song cũng cần phải có chính sách phù hợp như chính sách đất đai, vốn vay, thuế, thị trường tiêu thụ hàng hoá, trợ giá, trợ cước tạo điều kiện giúp một phần kinh phí hỗ trợ cho các hộ nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn để các hộ nông dân có thể vươn lên làm kinh tế trang trại góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã.

Ban hành các chế độ, chính sách cụ thể cho kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi. Kiểm tra, giám sát thường xuyên áp dụng chế độ báo cáo thống kê đối với các trang trại từ đó có chủ chương, đường lối, chính sách chỉ đạo hợp tình, hợp lý cho từng thời kỳ hoặc từng mùa vụ của từng trang trại.

Các cấp huyện, tỉnh cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hướng dẫn các hộ nông dân hay chủ trang trại phát triển theo quy hoạch. Các cấp lãnh đạo cần có chính sách hỗ trợ các trang trại phát triển một cách tốt nhất.

Cần ban hành và áp dụng chế độ báo cáo thống kê đối với các hộ và các trang trại để quản lý với tư cách là một đối tượng độc lập.

-Quy hoạch:

Các cấp chính quyền cần xem xét và hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể nói chung và trang trại nói riêng, tạo điều kiện hướng dẫn các hộ nông dân hay chủ trang trại phát triển theo quy hoạch, kế hoạch. Các loại hình trang trại đã chọn lọc phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền.

Phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng bền vững, lâu dài trước hết phải quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Có như vậy các chủ trang trại mới có điều kiện để đầu tư phát triển ổn định, yên tâm đầu tư mở rộng quy mô trang trại, phát triển chăn nuôi hàng hóa có hiệu quả.

Chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả, nhất là những vùng sâu, vùng xa sang phát triển khu vực chăn nuôi tập trung. Trước mắt ưu tiên tập trung quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, chuyển đổi một phần diện tích đất trũng kém hiệu quả sang phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Mở rộng quy mô chăn nuôi lợn phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng hộ và trong cả khu vực chăn nuôi tập trung. Mỗi xã, Thị Trấn quy hoạch từ 5 - 10 ha, tập trung vào các xã có chăn nuôi phát triển như xã: Khe Mo, Minh Lập, TT Sông Cầu... Phấn đấu đưa các cơ sở chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi ở khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Trên cơ sở đó, cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học chăn nuôi vào sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sinh học... nhằm tạo ra những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... để phục vụ và thúc đẩy chăn nuôi lợn tập trung phát triển. Tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống kiểm tra, thanh tra, khảo, kiểm nghiệm và kiểm định về giống và thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi và thuốc thú y. Xây dựng chính sách hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khu vực chăn nuôi tập trung.Yêu cầu quy hoạch khu chăn nuôi lợn thịt của các trang trại phải xa khu dân cư nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, không gây ô nhiễm cho cộng đồng dân của nông thôn. Quy hoạch khu chăn nuôi an toàn phải đủ diện tích để các trang trại phát triển, tránh tình trạng manh mún. Mô hình trang trại không nhất thiết chỉ nuôi lợn mà cần kết hợp để phát triển chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản.... Quy hoạch khu chăn nuôi cần kết hợp với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như

đường giao thông để vận chuyển sản phẩm, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước phục vụ phát triển chăn nuôi. Đây là giải pháp rất quan trọng cần phải thực hiện sớm.

Trong trường hợp các xã chưa xây dựng được quy hoạch đất đai cho các khu chăn nuôi tập trung thì khuyến khích các hộ chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dồn điền, đổi thửa để các hộ có điều kiện xây dựng trang trại chăn nuôi lợn thịt an toàn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu an toàn nêu trên.

Việc quy hoạch các khu chăn nuôi cần phải công khai, bàn bạc và thảo luận với nhân dân trong xã biết để cùng thực hiện. Trong các khu quy hoạch phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên theo xứ đồng. Trước khi quy hoạch phải thống kê được số lượng các trang trại, nhu cầu của từng trang trại để xác định quy mô từng khu. Mặt khác trước khi giao đất, thuê đất phải khách quan, công bằng, dân chủ. Đồng thời có chính sách ưu tiên cho những hộ thuộc các đối tượng chính sách theo quy định của nhà nước.

Tổ chức quản lý sản xuất:

Tổ chức sản xuất quyết định đến kết quả và hiệu quả của các chủ trang trại. Trong nền kinh tế hiện nay khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì trình độ tổ chức có vai trò rất quan trọng và đặc biệt càng quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế “WTO”. Vì vậy để các chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển đạt hiệu quả cao thì các tổ chức như Tài chính tín dụng, Ngân hàng, các cơ sở chế biến, các tổ chức dịch vụ, Khuyến nông... và chủ trang trại chăn nuôi phải có mối quan hệ gắn bó với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các chủ trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia trại giữa các chủ chủ hộ và các trang trại chăn nuôi. Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận nguồn vốn và thị

trường tiêu thụ trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với các chủ trang trại.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thành lập trang trại chăn nuôi tại các vùng tập trung.

Xây dựng những mô hình trình diễn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi tại nhiều trang trại ở các xã trong huyện với nhiều đối tượng.

Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp và gia trại, trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi theo hợp đồng giữa các chủ trang trang trại có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm liên kết với các gia trại, trang trại nhỏ hơn.

3.3.5.2. Cơ sở hạ tầng

Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, mua, bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của trang trại…Tuy nhiên cũng rất hạn chế, thường xuyên bị mất điện về mùa khô và điện rất yếu vào những giờ cao điểm và mất điện không báo trước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Cơ sở hạ tầng tốt thì việc tiếp cận thị trường, thông tin của các trang trại sẽ dễ dàng hơn.

3.3.5.3 Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên là yếu tố bất định tuy nhiên có sự ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi quy mô trang trại nói riêng.

- Khí hậu được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Vào mùa hè, tiết trời nóng bức,

nhiệt độ trung bình từ 25-270C, mùa đông chịu ảnh hưởng của hơn 20 đợt gió

mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày, tiết trời giá lạnh, ít mưa, nhiệt độ dao

tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới

170C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm; chế độ mưa chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa từ 200-400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.

- Thủy văn: Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn) ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận huyện Đồng Hỷ, sông chảy qua các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, qua thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên sang Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa kiệt phù hợp với mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Sông Linh Nham là sông nhỏ, chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, hợp lưu với sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)