4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn và tiêu thụ tại Việt Nam
*Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam
* Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào.
+ Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu tiêm phòng.
+ Có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ các chủ trang trại
* Khó khăn:
+ Trong các năm 2017, 2018, 2019 người chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, giá giảm sâu và khó tiêu thụ dẫn đến tình trạng thua lỗ, thiếu vốn đầu tư sản xuất, quy mô giảm. Khó khăn mà số đông người chăn nuôi lợn trên địa bàn Đồng Hỷ gặp phải là giá cả luôn bất ổn, trình độ hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi đối với chủ trang trại và chủ hộ kiêm còn hạn chế. Ngoài ra, những
khó khăn về yếu tố nguồn vốn, giống lợn và dịch bệnh là các yếu tố mà người chăn nuôi cũng thường xuyên gặp phải trong quá trình chăn nuôi.
+ Quy mô chăn nuôi lợn ở huyện Đồng Hỷ chưa đồng đều, kinh doanh mang tính chất kinh tế hộ chăn nuôi nhiều hơn là kinh tế trang trại: vốn đầu tư còn ít, trình độ của người chăn nuôi lợn còn hạn chế, số lượng lao động và trình độ của người lao động còn thấp.
+ Tính liên kết giữa người chăn nuôi với cơ sở chế biến, người chăn nuôi với nhau còn lỏng lẻo. Chăn nuôi theo hướng tự phát và theo phong trào đang còn tồn tại khá phổ biến tại các trang trại chăn nuôi tại huyện Đồng Hỷ.
+ Trình độ của các chủ trang trại (người chăn nuôi) còn hạn chế nên chưa áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, dịch bệnh.... vào sản xuất chất lượng, giá trị các sản phẩm chăn nuôi còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh.