Tìm hiểu các chính sách thúc đẩy trang trại nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Tìm hiểu các chính sách thúc đẩy trang trại nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa

xuất hàng hóa và liên kết với thương lái, doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Về đất đai:

- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng

sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được Uỷ ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triền trang trại.

- Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chinh sách về thuế:

- Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị quyết số 51/1999/NQ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

- Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Về chính sách tín dụng hỗ trợ cho kinh tế trang trại, Nhà nước đã ban hành nhiều nhưng nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, chưa có một văn bản mang tính hệ thống tích hợp tất cả các chính sách đó, nhiều quy định còn chưa rõ. Đó là những bất cập cần được nghiên cứu để hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển. Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015, theo Nghị định thì chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn

hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay vốn. Đối tượng cho vay để sản xuất nông nghiệp được mở rộng, hình thức cho vay phong phú và thời hạn cho vay cũng có nhiều thay đổi; tuy nhiên, để biết được những quy định này thì chỉ có lĩnh vực chuyên ngành, đối tượng trang trại rất khó tiếp cận...

Xây dựng các mô hình kinh tế trong nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, địa hình canh tác khác nhau đã có các mô hình khác nhau. Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm an toàn là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; đồng thời là cơ sở để liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành tổ hợp tác sản xuất kinh doanh; sản phẩm đưa ra thị trường được kiểm soát, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Thực tiễn có thể áp dụng mô hình khác nhau như: đối với mô hình trồng trọt thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm hữu cơ (5 không: không bón phân hóa học, không hóa chất bảo quản, không chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không biến đổi gen).

Đối với mô hình chăn nuôi gia súc tiêu chuẩn thực hiện (4 không – 2 sạch: không chất tạo nạc, không thuốc tăng trọng, không lạm dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm; và sạch vật nuôi, sạch chuồng trại).

Đối với mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học cần thực hiện (3 không – 2 sạch: không thuốc tăng trọng, không lạm dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm khác; và sạch vật nuôi, sạch chuồng trại)…

Tập trung nguồn lực khoa học – công nghệ cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa: Yếu tố khoa học công nghệ là chìa khóa, là động lực yêu cầu tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là hướng đi bền vững

và cũng là hướng đầu tư rất tốt cho phát triển kinh tế; Vì vậy, cần tập trung nguồn lực và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư; tăng cường công nghệ chế biến hiện đại, chế biến sâu, tận dụng chế biến các phế phụ phẩm trong sản xuất để tăng giá trị gia tăng cho nông sản. Chú trọng tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP để tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập.

Tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông

sản: Ngành nông nghiệp đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư

duy kinh tế nông nghiệp; Vì vậy, cần thiết phải đưa vào nội dung về phát triển thị trường, bởi thị trường sẽ khơi thông được đầu sản xuất; đồng thời ngành nông nghiệp phải hỗ trợ, định hướng, đào tạo để nông dân chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, trước mắt là xây dựng và triển khai kế hoạch đăng ký mã vùng trồng, làm nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc nông sản.

Đối với thị trường Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam, nhưng nay Trung Quốc siết chặt quy định nhập khẩu với trái cây Việt Nam qua cả kênh chính thức và các kênh khác như chủ hàng… đồng thời yêu cầu sản phẩm phải được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; trước mắt có vẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhưng về lâu dài sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho ngành sản xuất rau quả; Đòi hỏi từ doanh nghiệp, hợp tác xã đến người nông dân sẽ phải thay đổi quan điểm và phương thức sản xuất nâng cao chất lượng, quan tâm hơn tới việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình canh tác, mẫu mã sản phẩm…

Xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực: Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam có 10 sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu chính, có kim ngạch xuất

khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, 90% nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước. Chúng ta vẫn còn khoảng 80% lượng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu. Đây là một bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản Việt Nam trên thị trường còn yếu và chịu nhiều thua thiệt. Các trang trại, doanh nghiệp cần sớm triển khai xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của mình khi đáp ứng được các yếu tố chính như: được sản xuất trên quy mô lớn với mức độ cơ giới hóa cao, có khối lượng và giá trị tiêu thụ lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá bán cạnh tranh, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Việt Nam là một nước nông nghiệp mạnh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Chính phủ cần hỗ trợ mạnh hơn nữa về chính sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực; tăng cường sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề án đưa ra định hướng chung trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong từng lĩnh vực cụ thể, Đề án xác định:

Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Hỗ

trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân v.v...

Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)