Cơ sở vật chất của trang trại lợn điều tra năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Bảng 3 .2 Tổng thu từ chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi

Bảng 3.4 Cơ sở vật chất của trang trại lợn điều tra năm 2019

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Qua nghiên cứu, các trang trại không có sự khác biệt nhau trong việc đầu tư các công cụ, tư liệu sản xuất. Điều tra 25 trang trại cho thấy, 100% các trang trại đều có chuồng trại chăn nuôi với diện tích bình quân là khoảng

1000m2/trang trại và mức vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng/trang trại. Các cơ

sở vật chất khác được các trang trại mua sắm để phục vụ cho quá trình sản xuất như máy bơm nước, quạt công nghiệp, máy nghiền thức ăn, mát phát điện….

Đối với trang trại chăn nuôi lợn thì hầu hết các hộ đã có hầm biogas và máy phun thuốc khử trùng tiêu độc. Các trang trại đều sử dụng hầm biogas để

STT Chỉ tiêu ĐVT TT chăn nuôi lợn

1 Chuồng trại M2/TT 5.000

2 Máy bơm nước cái 11

3 Hầm biogas cái 1

4 Máy phát điện cái 1

5 Máy thái thức ăn cái 2

6 Máy phun thuốc cái 3

7 Máy cắt cỏ cái 1

phát điện, để đun, vừa giảm chi phí điện năng trong sản xuất, vừa tiết kiệm được nguồn phân dư thừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, vừa tự chủ được điện năng trong sản xuất đặc biệt khi nguồn điện đang bị thiếu thường xuyên bị cắt điện luân phiên về mùa khô.

3.1.5. Năng lực đất đai của trang trại

Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công

nhân...

Bảng 3.5: Tình hình cấp giấy chứng nhận của các trang trại điều tra năm 2019

STT Chỉ tiêu Tổng (n=25) TT chăn nuôi lợn SL CC (%) 1 TT có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25 25 100 2 TT được cấp giấy chứng nhận KTTT 25 25 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Qua điều tra chúng ta thấy: 100% trang trại có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, số lượng trang trại

ở Đồng Hỷ còn khiêm tốn nguyên nhân là do việc thực hiện theo Thông tư số 27/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về tiêu chí để được xác nhận kinh tế trang trại còn cao, nhiều trang trại không đáp ứng đủ điều kiện về đất đai (2,1 ha). Hơn nữa, các chủ trang trại còn e ngại trước các thủ tục, hồ sơ cấp, đổi giấy chứng nhận KTTT mà theo suy nghĩ của họ là khá phức tạp.

Bảng 3.6: Cơ cấu đất đai các trang trại điều tra (Bình quân/trang trại)

TT Chỉ tiêu TT chăn nuôi lợn

DT (ha) CC (%)

Tổng diện tích đất 1,5 100

1 Đất trồng cây hàng năm 0,5 33,33

2 Đất trồng cây lâu năm 0,5 33,33

3 Đất chuồng trại 0,46 30,67

4 Đất khác 0,04 2,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

3.1.6. Năng lực sản xuất, kinh doanh tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)