Tổng quan về huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dƣơng và Bộ phận tiếp nhận và trả kết

3.1.1 Tổng quan về huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

Tứ Kỳ là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dƣơng - một trong sáu vùng trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Quảng Ninh và Bắc Ninh), cách trung tâm thành phố 16 km, với tổng diện tích là 17019.01 ha. Cũng giống nhƣ các huyện khác của tỉnh Hải Dƣơng, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lƣu của hệ thống sông Thái Bình, và chính hệ thống con sông này đã bồi đắp lên đất đai của huyện. Phía đông bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây Bắc giáp thành phố Hải Dƣơng; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dƣơng. Phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc); phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình), đều là các huyện của thành phố Hải Phòng.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đƣợc cải tạo, nâng cấp khá hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đƣờng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đều đƣợc cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và nhân dân đóng góp, hệ thống đƣờng giao thông nông thôn cơ bản đã đƣợc kiên cố hóa (đạt trên 90% tổng chiều dài đƣờng giao thông nông thôn).

Các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục tiếp tục có những chuyển biến tích cực; thực hiện chính sách an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên đáng kể, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm bình quân giảm từ 1,5-2%. Cơ cấu lao

động có sự chuyển biến tích cực (nông nghiệp chiếm 52%, công nghiệp 33%, dịch vụ 15%) tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 43,5%. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; an ninh quốc phòng đƣợc củng cố và giữ vững.

(Nguồn: Theo Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND và số 16/12/2014NQ-

HĐND, ngày 24/12/2014 của Hội đồng nhân dân huyện Tứ Kỳ)

Về đất đai, theo bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất đai tính đến ngày 01/01/2015 của Phòng tài nguyên - môi trƣờng (phụ lục đính kèm), diện tích từng loại đất phân theo mục đích sử dụng nhƣ sau:

Bảng 3.1: Diện tích đất theo mục đích sử dụng tính đến 01/01/2015

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên 17019,01 100%

1 Đất nông nghiệp 11176,47 65,671%

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9829,73 1.2 Đất lâm nghiệp

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1332,62 1.4 Đất nông nghiệp khác 14,12

2 Đất phi nông nghiệp 5804,28 34,105%

2.1 Đất ở 1432,52

2.2 Đất chuyên dùng 2863,80 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 22,78 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 141,32 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 1329,54 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 14,32

3 Đất chƣa sử dụng 38,26 0,225%

Từ bảng số liệu trên có thể thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất của toàn huyện Tứ Kỳ (65,671%). Thực tế, huyện Tứ Kỳ là một địa phƣơng thuần nông, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp bao gồm cấy lúa, trồng cây lâu năm và cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, tính chất thuần nông của kinh tế Tứ Kỳ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số. Sự chuyển dịch đó đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Diện tích đất theo mục đích sử dụng qua các năm

STT Mục đích sử dụng đất Năm 2013 (ha) Năm 2014 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 17075,09 17040,84 1 Đất nông nghiệp 11437,28 11284,75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10039,12 11284,75 1.2 Đất lâm nghiệp

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1383,4 1372,14 1.4 Đất nông nghiệp khác 14,76 14,76

2 Đất phi nông nghiệp 5595,32 5721,81

2.1 Đất ở 1424,45 1444,59 2.2 Đất chuyên dùng 2676,52 2810,43 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 19,69 19,94 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 136,85 136,63 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 1323,99 1295,88 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 13,82 14,34

3 Đất chƣa sử dụng 42,49 34,28

Từ bảng số liệu trên có thể thấy sự chuyển dịch trong các loại đất dựa trên mục đích sử dụng, cụ thể: diện tích đất nông nghiệp giảm, thay vào đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Đây là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đất dùng để sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang đất ở (do dân số của huyện tăng khá nhanh, dân số trung bình 156.105 ngƣời, mật độ dân số 917 ngƣời/km2

), đất chuyên dụng và đất dùng cho mục đích công cộng (do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)