Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.1 Thuận lợi và khó khăn

Từ khi thành lập Bộ phận một cửa, UBND huyện đã rà soát các văn bản, TTHC, quy định về phí, lệ phí; tập trung kiện toàn bộ máy; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức; đôn đốc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cùng các cơ quan chuyên môn đổi mới phƣơng thức làm việc; chủ động giải quyết các TTHC theo phƣơng châm nhanh chóng và đúng pháp luật nên bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của tổ chức và công dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình một cửa, UBND huyện Tứ Kỳ có những điều kiện thuận lợi sau:

Một là, đề án cải cách TTHC theo mô hình một cửa của UBND huyện Tứ Kỳ đƣợc thực hiện trong bối cảnh CCHC đang là vấn đề bức xúc và mang tính thời sự, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ nhân dân quan tâm.

Hai là, khi UBND huyện Tứ Kỳ thực hiện đề án này thì đã có những văn bản pháp lý làm căn cứ nhƣ: Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bƣớc thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ

ban hành Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020; Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 40/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng và Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông tại cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Bên cạnh đó còn có các văn bản luật làm hành lang pháp lý cho việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhƣ: Luật khiếu nại, tố cáo, Luật doanh nghiệp 2005, Luật đất đai 2013, ...

Ba là, có sự thống nhất trong chủ trƣơng lãnh đạo, chỉ đạo giữa Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn của huyện và UBND các xã

Bốn là, nhiều mẫu hành chính về cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả ở nhiều tỉnh, thành trong cả nƣớc và ở nhiều huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Đó là kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho huyện Tứ Kỳ vận dụng phù hợp với điều kiện và tình hình của địa phƣơng.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, quá trình thực hiện đề án cải cách TTHC theo mô hình một cửa của UBND huyện Tứ Kỳ cũng gặp phải những khó khăn sau:

Một là, UBND huyện Tứ Kỳ chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, phải vừa thực hiện vừa tìm tòi, học hỏi và sửa đổi.

Hai là, bên cạnh những mẫu hành chính về cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả ở nhiều tỉnh, thành trong cả nƣớc và ở nhiều huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh nhƣ đã nói ở trên thì có nhiều văn bản quy phạm pháp luật thay đổi đúng thời điểm Tứ Kỳ thực hiện CCTTHC theo mô hình một cửa nhƣ Luật đất đai và các văn bản hƣớng dẫn

thi hành Luật, Luâ ̣t công chƣ́ng và mô ̣t số văn bản ch ỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bô ̣ Tƣ Pháp,...Điều này làm cho cán bộ, công chức huyện Tứ Kỳ bị bỡ ngỡ và lúng túng trong quá trình triển khai.

Ba là, một số lãnh đạo và cán bộ công chức chƣa nhận thức đầy đủ về công tác cải cách thủ tục hành chính, ngại đổi mới cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)