Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 73 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

a) Bất cập trong chứng thực sao y

Theo nhƣ Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, nếu công dân đi làm TTHC có bản sao đƣợc cấp từ sổ gốc và bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính thì không cần phải xuất trình bản chính, nếu bản sao không có chứng thực thì mới phải xuất trình bản chính để đối chiếu (Điều 6.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao). Về lý thuyết, điều này giúp làm thông thoáng và lành mạnh hóa TTHC, đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời dân và tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động chứng thực. Tuy nhiên, trong thực tế công tác chứng thực vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác này, trong đó có việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực. Việc thực hiện cơ chế hành chính “một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng cũng gặp phải tình trạng này, cụ thể nhƣ sau:

Theo quy định về công tác chứng thực và trình tự thực hiện TTHC, có một số loại giấy tờ cần phải đƣợc chứng thực tại UBND xã hoặc Phòng công chứng huyện.

Thực tế, công dân khi đi làm TTHC, mặc dù đã xuất trình bản sao không có chứng thực nhƣng có bản chính để đối chiếu, nhƣng họ vẫn đƣợc yêu cầu phải nộp bản sao có chứng thực. Việc làm này không những gây phiền hà, tốn kém cho ngƣời dân, lãng phí cho xã hội mà còn tạo nên áp lực, quá tải đối với cơ quan hành chính các cấp trong công tác chứng thực sao y.

Mặc dù Thủ tƣớng Chính phủ đã có Chỉ thị số 17/CT-TTg về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực

đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC nhƣng tình trạng này cũng không đƣợc cải thiện đáng kể. Nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:

- Ngƣời dân ít biết đến Nghị định 79 nói trên nên không biết chính xác những gì mình phải làm và không phải làm

- Công chức, viên chức không phổ biến nội dung nghị định 79 cho ngƣời dân; “ngại” đối chiếu và “sợ” khi phải “ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.” (Điều 6, Nghị định 79).

b) Bất cập trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GNC)

Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [3, tr. 11]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Đất đai quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [4, tr. 4]. Điều đó có nghĩa Nhà nƣớc là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhƣng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Chứng thƣ pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nƣớc với ngƣời sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói cách khác, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để ngƣời sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho ngƣời sử dụng đất. Do đó, “cấp GCNQSDĐ” chính là một trong những nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai và “đƣợc cấp GCNQSDĐ” là một quyền mà bất kỳ ngƣời sử dụng đất hợp pháp nào cũng đƣợc hƣởng. Nhà nƣớc cấp GCNQSDĐ để tiến hành các biện pháp quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai, để ngƣời sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi tiềm

năng của đất, đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCN, Nhà nƣớc nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc thì nền kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ đang từng ngày phát triển. Quá trình phát triển này đã làm thay đổi các nhu cầu của con ngƣời, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Ngƣời dân xem đất đai nhƣ là tài sản quý giá để làm nơi cƣ trú và dùng đất đai để thực hiện các giao dịch nhƣ: chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp. Vì thế Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý duy nhất để ngƣời dân sử dụng mảnh đất của mình. Song công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Thứ nhất, việc cấp GCNQSDĐ không tuân thủ quy định về thời gian: Tại Điều 3, Thông tƣ 16/2011/TT-BTNMT, ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp GCNQSDĐ đối với trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân là không quá 33 ngày và tổ chức không quá 28 ngày nhƣ sau:

+ Thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN đối với trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Thời gian thực hiện các công việc tại UBND xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) là không quá mƣời (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra;

- Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là không quá mƣời lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trƣờng hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thì thời gian thực hiện quy định tại điểm này

không kể thời gian gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại điểm a khoản này;

- Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến;

- Thời gian thực hiện việc ký GCN của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) là không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

+ Thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN đối với trƣờng hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài nhƣ sau:

- Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là không quá hai mƣơi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến;

- Thời gian thực hiện việc ký GCN của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (đối với trƣờng hợp đƣợc ủy quyền) là không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện lại không nhƣ vậy. Thời gian giải quyết thƣờng bị kéo dài hơn so với quy định, có khi ngƣời dân phải chờ đợi rất lâu vì thông thƣờng VPĐKQSDĐ sẽ tính cả thời gian thẩm định, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất vào thời

mới nhận đƣợc GCN. Nhiều ngƣời dân phải tự đến lấy thông tin tại VPĐKQSDĐ do đợi quá thời hạn đã hẹn mà không có thông tin. Điều này đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tâm lý ngƣời dân khi đến cơ quan nhà nƣớc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Ngoài nguyên nhân nói trên, một nguyên nhân khác khiến cho thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN kéo dài so với quy định là do việc cấp GCN cần nhiều thủ tục tham vấn ý kiến tƣ̀ các cơ quan ban ngành trong quá trình xƣ̉ lý hồ sơ. Ví dụ: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất cần phải có kiến của Ban Tôn giáo, Thành hội Phật giáo hoặc Tòa Tổng Giám mục, … ; ý kiến của cấp xã, phƣờng, thị trấn nơi cơ sở tôn giáo sử dụng đất về quá trình và hiện trạng sử dụng ... . Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế phải có ý kiến về quy hoạch, xây dựng của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận / huyện về chức năng quy hoạch, chỉ giới hành lang các công trình kỹ thuật; ý kiến của ngành nông nghiệp về chỉ giới hàng lang đê điều, hành lang thoát lũ và những công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi; của ngành điện về hành lang an toàn lƣới điện; của ngành thuế, tài chính về xác định giá thuê đất, …Điều này làm mất rất nhiều thời gian, công sức, chi phí đi lại của ngƣời đi làm TTHC và ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của các tổ chức.

Thứ hai, TTHC còn rƣờm rà, chƣa thể thực hiện đồng bộ:

Quy định cấp một GCN quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời dân, song trên thực tế cũng phát sinh những vƣớng mắc, cụ thể: việc cấp GCN quyền sử dụng đất không thể thực hiện đồng thời với chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở (do nhà ở đƣợc xây dựng sau); hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở cũng phức tạp; quy trình giải quyết kéo dài, trách nhiệm không rõ. Chẳng hạn, do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không xác định đƣợc tình trạng nhà ở, quy mô, loại nhà ở và những vấn đề có tính chất kỹ thuật liên quan đến nhà ở để thực hiện việc

đăng ký, nên phải qua cơ quan quản lý nhà ở thông qua việc gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan này.

c) Thủ tục hành chính vẫn rƣờm rà, chƣa hợp lý

Một trong những nội dung quan trọng khi thực hiện cơ chế hành chính “một cửa” nhằm giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là rà soát và cắt bỏ đi những thủ tục rƣờm rà, chƣa hợp lý hoặc không cần thiết. Tuy nhiên, thực tế ngƣời dân vẫn thấy TTHC còn rƣờm rà, khó hiểu. Theo nhƣ kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3.5, 34% ý kiến ngƣời dân đánh giá TTHC không đơn giản, dễ hiểu và 38% ý kiến đánh giá quy trình giải quyết TTHC chƣa hợp lý và nhanh chóng.

Hạn chế này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:

- Hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan trung ƣơng ban hành liên tục thay đổi dẫn đến các thủ tục, huớng dẫn, biểu mẫu cũng thay đổi gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, ngƣời dân lúng túng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ hành chính.

- Năng lực của cán bộ làm công tác tiếp dân còn hạn chế:

Việc tiếp nhận hồ sơ thiếu kiểm tra, hƣớng dẫn đầy đủ nên có tình trạng hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, vẫn tiếp nhận, dẫn đến ngƣời dân, doanh nghiệp đi lại nhiều lần do bổ sung hoặc làm lại hồ sơ.

- Thiếu sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền, việc tổng kết đúc rút kinh nghiệm còn mang nặng tính hình thức trong báo cáo tổng kết

- Các cấp có thẩm quyền chƣa quan tâm đúng mức tới ý kiến khách quan của tổ chức, công dân mà chỉ lấy ý kiến từ các cán bộ, công chức khi xây dựng các văn bản luật và quy chế làm việc

- Một số cán bộ công chức chƣa tạo đƣợc thói quen, lề lối làm việc bằng phần mềm tin học nên hiệu quả công việc chƣa cao

CB, CC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả cho công dân là những ngƣời thực hiện bƣớc đầu tiên trong quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với công dân, là hình ảnh và ấn tƣợng của công dân về bộ phận một cửa. Nếu khâu tiếp nhận hồ sơ nhanh chóng sẽ rút ngắn đƣợc thời gian của cả quy trình giải quyết hồ sơ và điều đó lại phụ thuộc vào việc CB, CC tiếp nhận giải thích, hƣớng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ trong thời gian nhanh nhất, ngƣời dân không phải mất thời gian làm đi làm lại nhiều lần.

Theo kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân trình bày trong Bảng 3.5, đa số ngƣời dân hài lòng với tinh thần trách nhiệm, thái độ và tác phong làm việc của cán bộ, công chức bộ phận một cửa huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn 33% ý kiến đánh giá CB, CC chƣa có trách nhiệm với hồ sơ mình tiếp nhận, 30% ý kiến đánh giá CB, CC có thái độ và tác phong làm việc chƣa tốt và 38% ý kiến đánh giá CB, CC hƣớng dẫn khó hiểu, không đầy đủ.

Hạn chế này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- CB, CC nắm không vững chuyên môn nên lúng túng trong việc giải thích và hƣớng dẫn công dân

- Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt của CB, CC hạn chế

- CB, CC chƣa nhiệt tình, tâm huyết với nghề do chế độ chính sách đối với CB, CC làm tại Bộ phận một cửa còn thấp: ngoài chế độ lƣơng theo quy định họ chỉ đƣợc hƣởng một khoản trợ cấp không đáng kể. Điều này không tạo động lực cho họ làm việc nhiệt tình, tâm huyết trong khi họ phải đảm nhận một khối lƣợng công việc không ít: vừa phải đảm nhận công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đồng thời vẫn kiêm nhiệm công việc tại các phòng ban chuyên môn vì họ là những công chức đƣợc chuyển từ các phòng ban chuyên môn đến làm việc tại bộ phận một cửa.

e) Bất cập trong công tác truyền thông

Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân ở trên có thể thấy: có 43% ý kiến ngƣời dân cho biết họ không thƣờng xuyên nghe/nhìn thấy

thông tin về bộ phận một cửa, hoạt động của bộ phận này và những thông tin liên quan đến TTHC trong lĩnh vực đất đai trên các phƣơng tiện truyền thông. Điều này chứng tỏ công tác truyền thông chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo đúng mức. Thực tế, vẫn còn có những công dân khi cần giải quyết công việc hành chính liên quan đến đất đai vẫn đến phòng ban chuyên môn để liên hệ do không biết đến bộ phận một cửa. Một bộ phận công dân khác lại lợi dụng mối quan hệ cá nhân để giải quyết công việc do không biết những lợi ích của cơ chế “một cửa” nên vẫn có suy nghĩ và nỗi lo “hành là chính” nhƣ trƣớc kia, do đó không phát huy đƣợc tính công khai, minh bạch trong công tác CCHC theo cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai.

f) Bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát Về công tác kiểm tra:

Công tác kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, kiểm tra định kỳ thƣờng đƣợc thực hiện bằng hình thức thông qua văn bản báo cáo của chính quyền hoặc các đợt kiểm tra thực tế có lịch đặt sẵn nên không phát hiện đƣợc những sai phạm trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)