Nâng cao phẩm chất và năng lực CB,CC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Nâng cao phẩm chất và năng lực CB,CC

Nhƣ đã đề cập, con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công của mọi quá trình, trong cải cách hành chính nói chung và trong thực hiện cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai tại huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dƣơng cũng vậy. Vì vậy, để thực hiện thành công cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực quản lý đất đai tại huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dƣơng, cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao phẩm chất và năng lực CB, CC. Vì “cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dỡ thì chính sách hay cũng không thể thực hiện đƣợc” (Hồ Chí Minh TT (2001), T5, tr 54, NXB CTQG – HN). Cán bộ phải đủ tâm đủ tài đủ nhiệt huyết với công việc của mình.

4.3.1 Về phía cán bộ, công chức

Cán bộ cấp cơ sở là những ngƣời gần dân nhất, sát dân nhất nên đòi hỏi phải có phong cách đi sâu đi sát quần chúng, phải “hỏi dân, học dân và hiểu dân" qua đó mới có thể nắm đƣợc "dân tâm, dân tình, dân ý", mới kiểm nghiệm đƣợc sự sát đúng của các chủ trƣơng chính sách, mới phát hiện đƣợc những hạn chế, bất cập của chủ trƣơng chính sách để kịp thời sửa đổi và cải thiện.

Bởi vậy, để xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý tốt, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau:

Thứ nhất, CB, CC phải tự học tập, rèn luyện từ thực tiễn. Chính thực tiễn sôi động giúp cho ngƣời cán bộ cơ sở tự ý thức đƣợc sự hạn chế, thiếu hụt của bản thân để có kế hoạch học tập và rèn luyện để bổ sung, bồi đắp thêm những thiếu hụt về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng công tác. Theo đó, ngƣời cán bộ cấp cơ sở phải học tập chính ngay từ thực tiễn công việc hàng ngày, học từ ngƣời dân; học từ đồng chí, đồng nghiệp, học từ việc tổng kết thực tiễn, tổng kết những mô hình mới, những cách làm hay. Không những tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, CB, CC còn phải trau dồi phẩm chất và đạo đức công chức, để gần và hiểu dân hơn, để công dân không còn cảm thấy xa lạ và áp lực khi đến cơ quan hành chính nhà nƣớc giải quyết công việc.

Thứ hai, CB, CC phải nghiêm túc học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc thông qua các lớp bồi dƣỡng, đào tạo do lãnh đạo tổ chức.

Thứ ba, mỗi CB, CC phải làm tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình để tự nhận thức đƣợc đúng về chính bản thân mình, khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần chúng để thấy đƣợc những

mặt mạnh để phát huy và những hạn chế của bản thân để khắc phục sửa chữa, từ đó chuyển thành nhận thức và hành động tự giác.

Tóm lại, mỗi CB, CC phải học tập, đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày để bản thân ngày một hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc, mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân.

4.3.2 Về phía lãnh đạo huyện

a) Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn của CB, CC Thực tiễn luôn thay đổi, công việc luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, nếu CB, CC không thƣờng xuyên đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.

CB, CC làm việc tại bộ phận một cửa là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với công dân và làm việc với nhiều loại giấy tờ hành chính nên ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, còn phải trau dồi các kỹ năng nhƣ kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính cũng nhƣ kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn từng chức danh CB, CC

- Đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn chức danh. Đồng thời phải đổi mới phƣơng pháp dạy và học, đổi mới phƣơng thức đào tạo theo hƣớng cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn

- Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, các cơ sở đào tạo trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng; lập dự toán kinh phí đào tạo; theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch và nội dung, chƣơng trình đào tạo.

- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, tính liên tục, tính kế thừa

Học tập, bồi dƣỡng phải đƣợc xem là những mục đích phấn đấu và là chỉ tiêu đánh giá công chức hằng năm, nhƣng không nên quá chú trọng và đề cao “chuẩn” bằng cấp. Nếu lấy bằng cấp làm tiêu chuẩn bổ nhiệm và đánh giá CB, CC thì họ sẽ tìm cách có đƣợc bằng cấp bằng mọi cách, dẫn đến tình trạng không thực chất.

Điều quan trọng nhất của học tập, bồi dƣỡng là phải cung cấp và bổ sung những kỹ năng, nghiệp vụ cho từng công việc cụ thể và tập trung vào kiến thức thực tiễn. Để làm đƣợc điều đó phải xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo cụ thể cho từng đối tƣợng cụ thể khác nhau, đồng thời sát với yêu cầu quản lý nhà nƣớc.

b) Quan tâm đến chế độ đãi ngộ CB, CC

Thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng CB, CC đôi khi làm việc cho xong, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình khi giải thích và hƣớng dẫn công dân hoàn thành hồ sơ. Điều đó đƣợc giải thích một phần là do chế độ đãi ngộ chƣa thực sự đúng mức khiến cho CB, CC không thực sự thoải mái và yên tâm khi làm việc, từ đó tạo ra không khí làm việc ức chế, gây bức xúc cho ngƣời dân.

- Chế độ lƣơng, thƣởng

Nếu chế độ tiền lƣơng, thƣởng đảm bảo là nguồn thu nhập chủ yếu của viên chức, công chức, đảm bảo cuộc sống ngƣời lao động trong bộ máy hành chính nhà nƣớc thì họ sẽ yên tâm phục vụ lâu dài. Do đó, việc cần làm là có sự thay đổi căn bản trong cách tính lƣơng hiện nay. Lƣơng, thƣởng phải đƣợc gắn trực tiếp với vai trò của cán bộ công chức và chất lƣợng công việc của họ, theo phƣơng châm “làm ít hƣởng ít, làm nhiều hƣởng nhiều, không làm không hƣởng”.

Để làm đƣợc điều đó lại cần phải có một khuôn khổ và chuẩn mực nhất định để đánh giá công bằng chất lƣợng thực thi công việc, để phân biệt các cá nhân làm tốt hoặc chƣa tốt và để có cách xử lý thích hợp.

- Quy chế thƣởng phạt

Ngoài việc thay đổi chế độ lƣơng, thƣởng, cũng cần xây dựng quy chế thƣởng phạt công bằng: có công thì thƣởng, làm sai thì phạt, không phân biệt cấp trên cấp dƣới. Thƣởng là để khuyến khích, động viên CB, CC có thêm những việc làm tốt nhƣng phạt không có nghĩa là làm nhụt ý chí phấn đấu và làm cho CB, CC cảm thấy tự ti. Thƣởng và phạt nhƣ thế nào cho đúng, cho hiệu quả cũng là một nghệ thuật của ngƣời lãnh đạo.

Quy chế thƣởng - phạt đƣợc áp dụng trong công tác thanh tra, kiểm tra: khen thƣởng kịp thời, động viên khuyến khích cán bộ, công chức có tâm huyết, có trách nhiệm đối với công việc; xử phạt nghiêm minh cán bộ, công chức có các hành vi vi phạm đạo đức công vụ và gây khỏ khăn, phiền hà cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)