Tổng quan về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dƣơng và Bộ phận tiếp nhận và trả kết

3.1.2 Tổng quan về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” huyện

“một cửa” huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

a) Điều kiện làm việc

* Về trụ sở làm việc: Văn phòng Bộ phận một cửa nằm trong khuôn

viên UBND huyện Tứ Kỳ, tiếp giáp cổng chính UBND huyện, có vị trí thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân đến liên hệ giao dịch.

* Về nhân sự: Bộ phận một cửa huyện Tứ Kỳ gồm 4 cán bộ và chuyên

viên gồm: Trƣởng bộ phận do Chánh văn phòng HĐND & UBND huyện phụ trách, 3 chuyên viên đƣợc điều động từ các phòng: Phòng tài nguyên - môi trƣờng, Phòng lao động - thƣơng binh - xã hội và Phòng tƣ pháp.

* Về cơ sở vật chất: Diện tích phòng làm việc 130 m2, với trang thiết bị

gồm 5 máy tính, 5 máy in, 01 máy bấm số, 02 màn hình tra cứu cảm ứng, 01 hòm thƣ và 05 quầy giao dịch (Nguồn: Sở nội vụ tỉnh Hải Dương, 2014). Phòng làm việc đƣợc bố trí khoa học theo đúng quy định, gồm: quầy bàn giao dịch, bàn, ghế làm việc, máy tính, máy quét mã số, mã vạch để phục vụ công dân tra cứu hồ sơ, máy xếp hàng tự động, camera, hòm thƣ góp ý, tủ đựng hồ sơ, nội quy làm việc; bàn, ghế cho tổ chức, công dân ngồi chờ đến lƣợt giao dịch thông qua bảng điện tử. Cơ sở vật chất nhƣ vậy về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đối với bộ phận một cửa.

b) Vị trí chức năng

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Tứ Kỳ đƣợc thành lập theo quyết định số 3922/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Chủ tịch UBND Huyện về việc thành lập bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện Đề án CCTTHC tại UBND huyện Tứ Kỳ, trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện, do Phó Chánh văn phòng làm trƣởng Bộ phận, các CB, CC khác do UBND huyện điều động từ các phòng ban chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực một cửa và chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng HĐND và UBND huyện.

Bộ phận này có trách nhiệm tiếp nhận, hƣớng dẫn tổ chức và công dân hoàn thiện các TTHC khi họ đến liên hệ về những công việc thuộc trách nhiệm thẩm quyền của UBND huyện; sau đó nhận những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định, viết giấy nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân.

Bên cạnh đó, bộ phận một cửa có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với các phòng chuyên môn khác khi giải quyết công việc cho công dân và tổ chức, ví dụ nhƣ: sau khi tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ của tổ chức, công dân, nếu đầy đủ theo quy định và đƣợc trƣởng bộ phận ký, CB, CC bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ đến các phòng chuyên môn để xử lý; nếu phòng ban chuyên môn không giải quyết đƣợc hoặc phải xem xét lại hồ sơ thì phải có công văn gửi bộ phận một cửa để trả lời công dân. Các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” của tổ chức, công dân. Hồ sơ không có chữ ký xác nhận của trƣởng Bộ phận một cửa đƣợc coi là hồ sơ không hợp lệ. ..

c) Phƣơng thức tổ chức

Một cửa liên thông tập trung và một cửa liên thông ủy quyền là hai phƣơng thức tổ chức BPMC phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và đang đƣợc áp dụng tại nhiều địa phƣơng ở Việt Nam.

Một cửa liên thông tập trung nghĩa là mỗi cơ quan sẽ cử cán bộ của mình đến làm việc cùng nhau tại một địa điểm chung trong quá trình liên thông giải quyết TTHC giữa nhiều cơ quan. Phƣơng thức này không đòi hỏi phải thay đổi văn bản pháp luật hay chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia.

Một cửa liên thông ủy quyền nghĩa là một cơ quan sẽ đƣợc ủy quyền tiếp nhận hồ sơ thay cho những cơ quan khác. Hồ sơ sau khi tiếp nhận sẽ đƣợc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng đƣờng công văn, cử cán bộ mang trực tiếp hoặc bằng cổng điện tử. Với mô hình này, công dân và tổ chức sẽ chỉ gặp cán bộ hƣớng dẫn của cơ quan đƣợc ủy quyền, mà không trực tiếp gặp công chức của các cơ quan khác.

Tỉnh Hải Dƣơng nói chung, huyện Tứ Kỳ nói riêng thực hiện mô hình một cửa liên thông tập trung theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh để giải quyết 12 loại thủ tục, trong đó có 5 thủ tục về đất đai bao gồm: thu hồi đất, giao đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phê duyệt đơn giá thuê đất, phƣơng án thu tiền sử dụng đất.

d) Nguyên tắc hoạt động

- Công khai, minh bạch các quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian giải quyết, mức thu phí, lệ phí đối với từng loại hồ sơ.

- Giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, đúng pháp luật. - Thái độ phục vụ: Ân cần, lịch sự, trách nhiệm và sáng tạo. e) Các lĩnh vực đƣợc tiếp nhận và giải quyết:

Các lĩnh vực đƣợc tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận một cửa huyện Tứ Kỳ bao gồm:

- Tài nguyên môi trƣờng - Kinh tế và hạ tầng

- Lao động, thƣơng binh và xã hội - Tƣ pháp

- Hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hành chính một cửa trong lĩnh vực quản lý đất đai ở huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)