Nguồn tuyển dụng bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các hình thức tuyển dụng và nguồn tuyển dụng

1.4.2.1. Nguồn tuyển dụng bên trong

Mỗi doanh nghiệp hay tổ chức đều có nhiều nguồn cung cấp lao động vào những vị trí công việc còn trống. Khi nguồn lao động trong tổ chức không thể thỏa mãn đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp thì phải lấy thêm từ bên ngoài.

Thực tế nguồn tuyển dụng bên trong doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp khuyết chỗ hoặc phát sinh các chức danh mới và hình thức thông thường mà doanh nghiệp thường áp dụng là bổ nhiệm cán bộ hoặc luân chuyển công tác. Việc bổ nhiệm chức danh mới được thực hiện khi: một chức danh có sẵn bị bỏ trống, một chức danh mới được tạo ra, hoặc khi tuyển dụng cho một chức danh trong tương lai. Có thể nói nguồn tuyển dụng bên trong là một thủ tục phức tạp. Ở những vị trí cấp cao thường công ty áp dụng hồ sơ thuyên chuyển còn những chức vụ hay công việc cấp thấp thường áp dụng phương pháp niêm yết chỗ làm hay niêm yết công việc còn trống. Cụ thể nguồn tuyển dụng bên trong gồm có :

Nguồn tuyển dụng từ nhân viên hiện hành: tức nguồn từ nhân viên đang làm việc cho công ty thông qua hình thức thuyên chuyển. Ở các nước có nền kinh tế phát triển bộ phận nhân sự thường thông báo bằng giấy hoặc trong hòm thư nội bộ công ty về vị trí, yêu cầu công việc cần tuyển, tiêu chuẩn cần có… nếu có nhu cầu và khả năng đáp ứng được công việc nhân viên đó có thể liên lạc với bộ phận nhân sự. Ở Việt Nam thông thường do lãnh đạo chỉ định, điều động sau khi có tham khảo ý kiến của nhân viên đó. Lao động được tuyển từ nguồn này hiểu rõ về công ty, các mối quan hệ liên quan đến giải quyết công việc vì vậy làm được việc ngay và không mất chi phí.

Nguồn từ bạn bè ngƣời thân của nhân viên: Hình thức này luôn được các doanh nghiệp ưu tiên vì các nhà tuyển dụng cho rằng nguồn này thường có

năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc và nhân viên dễ hòa mình vào tập thể nên thực hiện công việc sẽ có năng suất hơn. Tuyển dụng nguồn này hiệu quả, chi phí ít và khá nhanh. Tỷ lệ giữ được chỗ làm việc lâu dài ở những người được lựa chọn theo phương pháp này khá cao. Một số doanh nghiệp thực hiện chính sách trả thù lao cho người giới thiệu, tìm kiếm những người làm việc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tuyển dụng nguồn này dễ dẫn đến sự thiên vị hoặc ác cảm trong nhân viên một khi bạn bè người thân của họ bị từ chối.

Nguồn từ nhân viên cũ của doanh nghiệp: Đây là nguồn lao động đã từng làm việc cho doanh nghiệp, nhưng đã rời bỏ doanh nghiệp vì những lý do khác nhau. Đánh giá về nguồn này theo quan điểm Á Đông thường dị ứng vì họ cho rằng đó là những kẻ “ đứng núi này trông núi nọ”. Song ở các nước phát triển họ chứng minh rằng những nhân viên này khi quay trở lại làm việc thì họ sẽ làm việc tốt hơn vì tâm lý muốn chuộc lại những sai lầm sẽ thúc đẩy họ đến hiệu quả làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn. Song các nhà quản trị cần phải phân tích kỹ lý do ra đi, lý do quay trở về của nhân viên để quyết định có nên nhận lại hay không.

Ƣu điểm

+ Họ đã quen với doanh nghiệp, văn hóa và cách làm việc. Họ đã có sẵn mối liên hệ với công việc và họ hiểu được nhu cầu, quy trình của các bộ phận mà họ từng làm do vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu đó.

+ Hiểu được nhu cầu của các bộ phận mà họ đã từng đảm nhiệm sẽ tạo ra bầu không khí thi đua giữa các cá nhân đang làm việc, kích thích họ làm việc hăng hái hơn, sáng tạo hơn để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

+ Đối với doanh nghiệp thì sẽ tuyển được nguồn nhân lực bên trong đáng tin cậy hơn vì đã biết được năng lực , tính cách và thái độ của họ.

+ Ít tốn kém hơn ngay cả khi họ không có những kỹ năng và phẩm chất mà doanh nghiệp cần, họ vẫn có thể đáp ứng được các yêu cầu thông qua đào tạo.

+ Dễ tạo lối mòn trong công việc và trong quản lý do sự dập khuôn theo phong cách lãnh đạo cấp trên, hiệu ứng chai lỳ, kém linh hoạt, dễ xuất hiện tình trạng xơ cứng, thiếu sáng tạo do quen cách làm việc trước đây.

+ Ít có sự đột phá trong chất lượng nguồn lao động, dễ gặp phản ứng của nhóm ứng viên không thành công. Đối với nhân viên cũ quay trở lại có thể tạo ra tâm lý muốn rời bỏ doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Và cuối cùng là nguồn lao động tuyển dụng kém phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)