Mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng và các chức năng khác của nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 48 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

1.7. Mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng và các chức năng khác của nhân sự

Công tác tuyển dụng chỉ thực sự đạt kết quả tốt và tạo ra sự gắn bó lâu dài của người lao động khi nó được nhìn nhận và đặt trong mối quan hệ qua lại với các chức năng khác của hoạt động nhân sự như: phân tích công việc, đánh giá nhân viên….

1.7.1. Đánh giá nhân viên

Mục đích của việc đánh giá nhân viên là tạo ra sự công bằng trong việc trả công cho nhân viên do những cấu trúc tiền công chưa hợp lý ngoài ra còn tạo ra động lực phấn đấu giữa các thành viên trong tổ chức.

Đáng giá có thể được hiểu là hệ thống chính thức duyệt xét mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, thông thường diễn ra ngay khi hết thời gian thử việc hoặc theo định kỳ nhất định của doanh nghiệp. Đánh giá có ảnh hưởng tác động đến tuyển dụng như phát hiện ra những chỗ thiếu nhân lực là cơ sở cho công tác tuyển dụng theo nhu cầu thực tế công việc.

Điều kiện để có hệ thống đánh giá thành công là doanh nghiệp phải xây dựng, thiết kế một hệ thống đánh giá minh bạch, rõ ràng , khách quan và công bằng. Với một hệ thống văn bản mô tả công việc đầy đủ và chi tiết cũng như phải thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm những người am hiểu về công việc. Khi người lao động nhận thấy mình được đánh giá đúng và công bằng họ sẽ có thái độ, cái nhìn tích cực đối với doanh nghiệp và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thông tin về môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng sẽ được chính người lao động giới thiệu ra cộng đồng tạo điều kiện thu hút các ứng viên có tiềm năng vào doanh nghiệp.

1.7.2. Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp

Có thể nói một trong những điều kiện hấp dẫn nhất đối với các ứng cử viên tham gia quá trình tuyển dụng và công tác quản lý nhân sự đó là chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Biểu hiện của chế độ đãi ngộ rất đa dạng có thể dưới dạng thưởng tài chính hoặc dưới hình thức tinh thần như bổ nhiệm vào vị trí cao hơn, được cử đi học các khóa đào tạo liên quan đến công việc ở những nơi có uy tín hoặc những chuyển du lịch nước ngoài… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền bạc chỉ tạo ra một tác động rất thấp đối với việc cải thiện thành tích và hiệu quả làm việc của người lao động. Thay vào đó, một cơ chế đãi ngộ theo hiệu quả làm việc cần phải tính đến những phần thưởng có giá trị tinh thần hay tạo điều kiện để người lao động có những trải nghiệm sống mới, từ đó họ sẽ tích cực điều chỉnh hành vi, lối sống và hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn, kết quả cuối cùng là nâng cao được hiệu quả công

việc chung. Cho dù đãi ngộ bằng tiền hay không bằng tiền thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định rõ mục đích của việc đãi ngộ. Nếu công ty thiết lập được chế độ đãi ngộ có tính ưu việt và cạnh tranh hơn các công ty khác trong cùng lĩnh vực, xu hướng tất yếu sẽ thu hút và giữ chân được nhiều lao động có chất lượng, kỹ năng và thái độ muốn gia nhập và gắn bó lâu dài với công ty và ngược lại. Nhìn chung chế độ đãi ngộ tốt cũng chính là một trong những yếu tố chính kích thích người lao động làm việc hăng say và sáng tạo.

1.7.3. Chính sách đào tạo

Việc lựa chọn làm việc tại một doanh nghiệp đối với người lao động không chỉ căn cứ vào khoản tiền lương người đó nhận được hàng tháng mà cao hơn nữa họ lĩnh hội và tích lũy được gì trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Khá nhiều công ty đặc biệt là những doanh nghiệp lớn rất chú trọng đến yếu tố đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên giúp họ thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới, công nghệ mới duy trì và và nâng cao chất lượng khi được tuyển dụng.

Doanh nghiệp với hệ thống đào tạo, phát triển nhân viên tốt sẽ thu hút ứng cử viên tham gia tuyển dụng và tạo sự gắn bó, trung thành của nhân viên đang làm việc tại tổ chức, bên cạnh đó còn góp phần tạo dựng hình ảnh công ty. Chính vì vậy xây dựng một chính sách đào tạo phù hợp, chuyên nghiệp là điều rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng của doanh nghiệp.

1.7.4. Môi trƣờng làm việc

Môi trường làm việc bao gồm điều kiện làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp, văn hóa tổ chức, chế độ bảo hộ lao động …Một trong những lý do khiến chúng ta duy trì và gắn bó lâu dài với công việc chính là môi trường làm việc tốt, văn hóa tích cực hướng tới sự hợp tác, thân thiện không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn tăng sự gắn kết cá nhân với tập thể. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng duy trì được môi trường làm việc tốt để thu hút và giữ chân người lao động.

Mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng với các chức năng khác của nhân sự được thể hiện bằng hình 1.2.

Hình 1.2. Tuyển mộ với các chức năng khác trong quản trị nhân lực

( Nguồn: Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2010, trang 94) Tuyển mộ được đơn giản hóa nếu nhân viên mới được

đào tạo phù hợp với ít thời gian và kinh phí hơn. Nhiều người tham gia tuyển mộ cho phép người sử dụng lao động có khả năng lựa chọn được nhiều hơn. Tỷ lệ số người chấp nhận ảnh hưởng đến số người cần thiết tuyển mộ.

Những người xin việc trình độ lành nghề cao thì thực hiện công việc tốt

Các vấn đề tồn tại về thực hiện công việc có thể cho thấy sự cần thiết thu hút những người lao động có trình độ cao hơn.

Cung về lao động sẽ ảnh hưởng đến mức lương và người có trình độ cao sẽ mong đợi các mức thù lao cao hơn.

Mức lương cao sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho thu hút người có trình độ cao.

Người lao động có tay nghề cao ít đòi hỏi phải đào tạo hơn người không có tay nghề.

Những người lao động được bố trí vào những vị trí thích hợp có tỷ lệ thay đổi thấp hơn và có sự thỏa mãn cao hơn.

Hình ảnh công ty ảnh hưởng đến quyết định nộp đơn tuyển vào một vị trí. Tuyển chọn Đánh giá tình hình thực hiện công việc Thù lao Đào tạo và phát triển Các mối quan hệ lao động Tuy ển m ộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)