Tiến hành đánh giá và tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 40 - 43)

6. Cấu trúc của luận văn

1.5. Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực

1.5.3. Tiến hành đánh giá và tuyển chọn nhân lực

Lựa chọn đúng người là công việc khó nhất mà nhà tuyển dụng phải làm trong khâu tuyển dụng. Hiệu quả làm việc của ứng cử viên chỉ có thể được đánh giá một

cách chính xác sau một thời gian làm việc nhất định. Nhưng người quản trị phải đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên sau một quá trình tìm hiểu ngắn.

Tuyển chọn ứng cử viên là quá trình so sánh nhiều ứng viên khác nhau với các tiêu chuẩn tuyển chọn để xác định ứng viên đáp ứng tốt nhất. Vì vậy trước khi tiến hành đánh giá ứng viên bạn cần xác định được quy trình và các tiêu chuẩn đánh giá cùng một phương pháp thống nhất để so sánh tìm ra ứng viên phù hợp nhất.

Khi xác định các tiêu chuẩn đánh giá, chú ý đến độ tin cậy và mức độ phù hợp. Chỉ chọn những tiêu chuẩn mà nhiều người có thể đánh giá và liên quan đến hiệu quả công việc của vị trí đó.

Độ tin cậy là sự nhất quán của việc đánh giá, nghĩa là các tiêu chuẩn đó nếu được sử dụng ở những thời điểm khác nhau hay bởi những người khác nhau thì vẫn cho kết quả đồng nhất. ” ( Business Edge, 2007, trang 35).

Mức độ phù hợp có thể được hiểu là mức độ tương ứng giữa kết quả đánh giá với kết quả công việc thực tế, chẳng hạn một người đạt điểm tiếng anh rất cao nhưng công việc thực tế lại không sử dụng đến tiếng anh gây lãng phí nguồn tuyển dụng.

Để lựa chọn có kết quả khả quan người ta sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để hỗ trợ quá trình tuyển chọn như sàng lọc hồ sơ, kiểm tra kỹ năng thực hành hay trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn…

Sàng lọc hồ sơ: Đây là biện pháp đầu tiên được sử dụng trong quá trình tuyển chọn. Hồ sơ của các ứng cử viên thường cung cấp các thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, sở thích…căn cứ vào hồ sơ nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được ứng viên đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp tuy nhiên nó chưa đủ dữ kiện để đánh giá toàn diện về ứng viên. Vì vậy cần thận trọng khi quyết định loại bỏ ứng cử viên để không gạt bỏ ứng cử viên tốt nhưng việc chuẩn bị hồ sơ không chu đáo.

Hồ sơ của mỗi ứng cử viên lại được trình bày theo những hình thức và nội dung khác nhau, thường họ chú trọng cung cấp các thông tin mang tính tích cực của họ mà họ muốn nhà tuyển dụng biết chứ không phải là những thông tin mà nhà tuyển dụng cần. Chính vì vậy làm cho quá trình sàng lọc hồ sơ khó khăn hơn. Để

thuận lợi trong quá trình sàng lọc hồ sơ nhiều công ty đã ban hành mẫu hồ sơ được thiết kế riêng, buộc các ứng cử viên phải điền đầy đủ thông tin cần thiết mà doanh nghiệp cần.

Kiểm tra, trắc nghiệm

Kỹ thuật kiểm tra, trắc nghiệm thường được làm khi sàng lọc hồ sơ hay phỏng vấn không làm được hoặc không hiệu quả. Việc kiểm tra trắc nghiệm thông thường được chia thành 3 nhóm :

+ Kỹ năng và năng lực : Các bài kiểm tra này sẽ giúp đánh giá ứng viên có kiến thức và sự khéo léo, linh hoạt cần thiết trong giải quyết công việc.

+ Kỹ năng tâm lý : Giúp xác định tính cách cá nhân của ứng cử viên như thích giao tiếp sẽ phù hợp với làm việc nhóm hay thích sống nội tâm sẽ phù hợp với là việc độc lập.

+ Kiểm tra sức khỏe : Giúp xác định xem ứng cử viên có đủ thể lực đáp ứng yêu cầu công việc hay không? Ở Việt Nam các doanh nghiêp thông thường coi nhẹ yếu tố này.

Phỏng vấn: là một hoạt động trao đổi thông tin trực tiếp được thiết kế để khám phá những sự thật về kiến thức, kinh nghiệm, thành công và thất bại trong quá khứ cũng như động cơ làm việc của các ứng cử viên nhằm xác định xem liệu họ có thể làm tốt công việc được không ” (Business edge, 2007, trang 42).

Mặc dù phỏng vấn còn những hạn chế nhưng nếu phỏng vấn được thực hiện có hiệu quả thì nó vẫn là cách tốt nhất để đánh giá ứng cử viên vì thông qua phỏng vấn ta có thể quan sát được cử chỉ, thái độ, tác phong đồng thời đánh giá được khả năng diễn đạt và giao tiếp của ứng viên, đây cũng là kỹ thuật được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.

Điều tra xác minh: Thực hiện sau khi nhà tuyển dụng có sự lựa chọn, mục đích của việc này là làm sáng tỏ hơn cho việc lựa chọn. Người tuyển yêu cầu ứng cử viên cung cấp họ tên, số điện thoại , nơi cư trú hoặc mail của người có thể xác minh một số thông tin liên quan đến việc xác minh của nhà tuyển dụng. Nếu ứng cử viên đã, đang đi làm khi nộp hồ sơ dự tuyển, nhà tuyển dụng cần yêu cầu cung cấp thông

tin của người mà nhà tuyển dụng có thể liên lạc xác minh thông tin ở công ty cũ của ứng viên. Thông thường là thông tin của cấp trên tại nơi mà bạn đã hoặc đang công tác. Đối với các công ty nước ngoài họ thường xác minh bằng cấp của ứng cử viên bằng cách fax gửi công văn, phôtô bằng tốt nghiệp của ứng cử viên đề nghị cơ sở đào tạo ứng cử viên tốt nghiệp xác nhận là đúng.

Thông báo trúng tuyển, mời nhận việc.

Sau khi đã có kết quả đánh giá của quá trình tuyển dụng nhà tuyển dụng phải thông báo cho ứng cử viên trúng tuyển một cách chính thức. Có thể trực tiếp gọi điện thông báo hoặc gửi thư mời nhận việc.

Việc gửi thư mời nhận việc thể hiện sự trang trọng và quy chuẩn trong việc tuyển dụng của doanh nghiệp. Thư nhận việc nên bắt đầu bằng lời chúc mừng thể hiện mối quan hệ thân thiện ban đầu giữa doanh nghiệp với người trúng tuyển đồng thời nêu rõ những thông tin về công việc phụ trách, mức lương, thời gian làm việc, các chế độ phúc lợi có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)