Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 45 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

1.6.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Uy tín, hình ảnh và vị thế của Doanh nghiệp. Một tổ chức có uy tín và vị thế cao trên thị trường sẽ có tác động thu hút lớn đối với nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao. Mặt khác, khi được làm việc trong một tổ chức có uy tín cao, nếu người

lao động dự thi tuyển vào một tổ chức khác, họ sẽ dễ dàng được tuyển với vị trí cao hơn. Do đó, khi hoạch định các chương trình tuyển dụng cần xác định đúng đắn vị thế uy tín của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp tuyển dụng thích hợp.

Các chính sách nhân lực, văn hóa tổ chức và bầu không khí tâm lý lao động trong tổ chức: Với tổ chức có chính sách nhân lực định hướng sử dụng và khuyến khích lao động đang làm việc cho tổ chức, nguồn tuyển mộ chủ yếu tập trung vào nguồn từ bên trong. Nếu chính sách nhân lực của tổ chức định hướng chọn nhân sự tối ưu cho từng vị trí, nguồn nhân lực sẽ được trải đều cho cả nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức.

Một tổ chức có bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động thân thiệt, cởi mở, vấn đề tuyển dụng nhân lực từ bên trong tổ chức nhìn chung thuận lợi. Nếu bầu không khí trong tập thể lao động không tốt, thì việc chọn ứng viên từ bên trong có thể gây nên những rào cản về tâm lý do sự phản kháng của các nhóm đối lập.

Bên cạnh đó người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một tổ chức có cơ hội thăng tiến, được học tập và nâng cao trình độ, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái. Vì vậy khi tổ chức quan tâm đến vấn đề này thường thu hút được nhiều lao động giỏi, có kinh nghiệm hơn từ các tổ chức khác.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Việc tuyển dụng theo một chiến dịch quảng cáo rầm rộ có thể tác động tạo nên hình ảnh của một tổ chức đang “ăn nên làm ra”. Đổi lại, chi phí cho một quảng cáo khá cao và sẽ không thể thực hiện được nếu kinh phí cho việc này hạn hẹp. Để việc tuyển dụng nhân lực đạt hiệu quả cần lựa chọn phương pháp tuyển dụng sao cho chi phí bỏ ra nằm trong khả năng cho phép của tổ chức.

Quy trình tuyển dụng và năng lực nhân viên tuyển dụng: Quy trình tuyển dụng có tính đến một số yếu tố ưu tiên cho nguồn nội bộ như cộng điểm hoặc rút ngắn thời gian thử việc…sẽ thu hút tạo động lực ra nhập ứng cử viên. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi người thực hiện công việc tuyển dụng có đầy đủ chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm, thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc sẽ làm giảm hiệu quả tuyển dụng và ngược lại.

Đặc thù công việc: Mỗi ngành có tính chất công việc đặc thù khác nhau nên khi tuyển dụng cần căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và trình độ đối với chức danh công việc để tuyển chọn. Với những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, ít có sự thay đổi dẫn đến nhàm chán như bán hàng, văn thư …cần có sự luân chuyển hoặc đảm nhiệm thêm công việc khác trong thời gian làm việc để tạo ra sự hứng thú và khả năng sáng tạo.

1.6.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động: Nếu loại lao động mà tổ chức đang cần tuyển dụng dư thừa trên thị trường lao động, công tác tuyển dụng sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn ứng cử viên. Ngược lại, khi loại lao động đó khan hiếm, dù tổ chức có mở chiến dịch quảng cáo rầm rộ song số ứng viên nộp đơn vào làm việc ở công ty cũng rất hạn chế, khó có thể tìm được ứng viên đạt yêu cầu cao nhất.

Vị trí địa lý: Những tổ chức có vị trí địa lý không thuận lợi như cách xa các khu trung tâm thương mại, kinh tế, chính trị hoặc công nghiệp, không gần với nguồn lao động mà tổ chức cần tuyển dụng lao động cũng sẽ gặp những khó khăn khi tìm kiếm và thu hút ứng cử viên.

Quảng cáo và các mối quan hệ xã hội: Việc quảng cáo của tổ chức đạt hiệu quả sẽ có nhiều người lao động biết đến tổ chức như là một tổ chức có uy tín. Điều đó sẽ tác động đến việc quyết định nộp hồ sơ của người lao động. Bên cạnh đó, các mối quan hệ xã hội sẽ chi phối đến quá trình tuyển dụng của tổ chức. Khi tổ chức có quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo, thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên thực tập hoặc tổ chức có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với cá nhân và tổ chức khác. Tổ chức sẽ dễ dàng hơn khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường của các cơ sở đào tạo.

Các đối thủ cạnh tranh: Giai đoạn có nhiều tổ chức cùng muốn tuyển thêm lao động, những ứng viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những nơi làm việc tốt hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, thù lao cao hơn...Do đó những tổ chức yếu thế hơn sẽ gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động. Đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh là một đối thủ mạnh và các chính sách thu hút của họ lại đa dạng, hấp dẫn khả năng người lao

động nộp đơn ứng tuyển vào là rất cao. Tất cả những điều đó sẽ không chỉ làm hạn chế số lượng ứng viên nộp đơn vào tổ chức mà còn làm loãng đi chất lượng ứng viên tham gia, ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực.

Tình hình kinh tế của quốc gia: Kinh tế doanh nghiệp (kinh tế vi mô) là một bộ phận kinh tế của nền kinh tế quốc gia (kinh tế vĩ mô). Khi nền kinh tế vĩ mô có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho kinh tế vi mô mở rộng quy mô, tăng năng suất để đáp ứng được điều đó buộc doanh nghiệp phải tính đến yếu tố nhân lực như tăng ca, tuyển thêm người hoặc thuê gia công nhưng có thể nói biện pháp tuyển dụng nhân lực mới làm cho doanh nghiệp chủ động, đáp ứng lâu dài tình hình sản xuất kinh doanh. Và ngược lại, khi nền kinh tế vĩ mô đang ở trong giai đoạn suy thoái thì các tổ chức có thể sẽ thắt chặt chi tiêu bằng cách giảm bớt lao động nhằm giảm chi phí nhân công, đồng thời không tuyển thêm lao động nữa.

Thái độ xã hội đối với một số nghề nhất định: Trong bất kỳ xã hội nào cũng có những nghề được ưa chuộng và những nghề ít được quan tâm. Bởi vậy, những nghề được xã hội ưa chuộng việc tuyển dụng sẽ gặp nhiều thuận lợi vì nguồn ứng cử viên dồi dào, tâm lý tự hào của người lao động nếu được tuyển dụng vào công việc đó. Như vậy thái độ xã hội với một nghề nhất định cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lượng ứng viên tham gia tuyển dụng nhân lực.

Trình độ dân trí: Trình độ nhận thức của dân cư và sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo có ảnh hưởng quan trọng đến việc tuyển dụng lao động của tổ chức. Mức độ phát triển của hệ thống giáo dục ngày càng cao, việc tuyển dụng của tổ chức càng gặp nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)