PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 54)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chung về các phƣơng pháp sử dụng nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài “Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP” tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.1.1. Phƣơng pháp duy vật lịch sử

Đây phương pháp xem xét vấn đề trong cả một quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nó. Phương pháp duy vật lịch sử cho thấy các vấn đề, hiện tượng không phải tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi mà đó là cả một quá trình phát sinh, phát triển liên tục đan xen lẫn nhau và bổ xung cho nhau. Dựa trên quan điểm này, đề tài nghiên cứu sẽ xem xét và đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP trong thời gian 5 năm trở lại đây (2009-2013).

2.1.2.Phƣơng pháp duy vật biện chứng

Phương pháp duy vật biện chứng cho ta cách thức nhìn nhận, đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP trong trạng thái luôn luôn có sự vận động biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tác động qua lại của nhiều vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty như: cơ cấu tổ chức, môi trường kinh doanh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí của một quốc gia...

2.1.3.Nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng là phương pháp xem xét đánh giá vấn đề dựa trên những số liệu định lượng cụ thể trên cơ sở tính toán hoặc thu thập được. Phương pháp định lượng thể hiện tính khách quan của nghiên cứu, dễ dàng thuyết phục người đọc bằng những số liệu cụ thể để chứng minh cho các vấn đề được nêu ra. Thông qua phương pháp định lượng giúp chúng ta dễ dàng xây dựng được các bảng biểu, đồ thị để từ đó có thể vẽ ra được bức tranh rõ nét, cụ thể của vấn đề được nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm cơ bản: không phải tất cả các vấn đề đều có thể lượng hoá được bằng các con số, đặc biệt là khi

nghiên cứu về con người với những nhu cầu và mục đích khác nhau, nó chỉ có thể miêu tả lại bằng lời nói.

Để thực hiện nghiên cứu định lượng một số phương pháp cơ bản sau được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài đó là:

Phương pháp thống kê: đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc nghiên cứu của đề tài. Các số liệu trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng của Công ty VMEP được thu thập, thống kê và phân tích để thấy được quy luật hiện tượng diễn ra trong suốt quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực qua các chỉ số thống kê cơ bản.

Phương pháp khảo sát điều tra các đối tượng:Tác giả sử dụng công cụ phiếu điều tra được thiết kế thông qua bảng hỏi có liên quan đến tuyển dụng trực tiếp phát cho các đối tượng được khảo sát là nhân viên Công ty VMEP với số lượng 110 phiếu phát ra và thu về được 90 phiếu, thời gian phát phiếu điều tra từ 20/7/2014 đến 25/7/2014. Thông qua hệ thống các câu hỏi được đánh giá cho điểm theo các mức độ lựa chọn khác nhau, các phiếu điều tra sẽ cho thấy rõ thực trạng công tác tuyển dụng của Công ty VMEP. Phương pháp này giúp cho chúng ta dễ dàng phát hiện những bộ phận, những khâu trong công tác tuyển dụng có những ưu điểm, nhược điểm và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tuyển dụng của Công ty.

2.1.4.Nghiên cứu định tính

Khi phương pháp nghiên cứu định lượng không thể giải quyết được vấn đề thì phương pháp nghiên cứu định tính lại tỏ ra hữu hiệu hơn. Nó giúp chúng ta có thể hiểu sâu vấn đề và toàn diện hơn khi chúng ta thực hiện phỏng vấn sâu, mô tả sát thực đối tượng, quan sát đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm cơ bản: do sử dụng bằng lời nói để miêu tả các vấn đề, không được lượng hoá bằng các con số cụ thể và phần nhiều mang tính chủ quan của người nghiên cứu nên rất khó thuyết phục người nghe. Ở một mức độ nào đó kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính còn phụ thuộc vào tính chủ quan người được phỏng vấn và người xử lý thông tin.

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý: đây là phương pháp được tác giả thực hiện dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý về lĩnh vực nghiên cứu tuyển dụng nguồn nhân lực Công ty VMEP . Cán bộ quản lý được lựa cho ̣n trong nghiên cứu gồm : các cán bộ quản lý ở các cấp từ trưởng phòng, phó phòng, tổ đội sản xuất đến ban giám đốc của Công ty. Qua việc phỏng vấn đánh giá của các cán bộ quản lý sẽ giúp chúng ta xác định được các vấn đề đang tồn tại trong công tác tuyển dụng của Công ty VMEP và các nguyên nhân của chúng.

Phương pháp mô tả lại hiện tượng: đây cũng là một trong những phương pháp thuộc nghiên cứu định tính được sử dụng trong đề tài. Qua việc mô tả trung thực các diễn tiến của công tác tuyển dụng nhân lực thuộc Công ty VMEP sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh tương đối trung thực và sinh động của công tác tuyển dụng.

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, thông tin

Thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu được thực hiện qua 2 cấp cơ bản sau:

2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu thông qua việc tác giả tiến hành khảo sát điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát trực tiếp đối tượng. Phương pháp này có ưu điểm cho chúng ta thông tin chính xác về các đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên đấy mới chỉ là dữ liệu thô chưa qua xử lý nên chưa cho chúng ta thấy rõ các hiện tượng cũng như quy luật của nó.

2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các dữ liệu thông tin đã qua xử lý. Phương pháp này giúp cho người đọc dễ hình dung sự vận động của sự vật, hiện tượng, dễ hiểu, tuy nhiên dữ liệu thông tin dễ bị sai lệch phụ thuộc vào người xử lý dữ liệu trước đó. Thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện qua các tạp chí, các báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty, các tập san trong nội bộ ngành...

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện cả hai phương pháp thu thập dữ liệu trên để tận dụng những ưu điểm của từng phương pháp. Để minh họa cho phương pháp thu nhập dữ liệu của đề tài được thể hiện bằng hình 2.1.

Hình 2.1. Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu

(Nguồn: Trần Tiến Khai, 2012, trang 254)

2.3. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, các bước nghiên cứu sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

Bước 1: Xác định rõ chủ đề, mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Xem xét các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến cả quá trình nghiên cứu bởi nó cung cấp nền tảng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và nó thể hiện người viết có sự hiểu biết về lĩnh vực mình đang nghiên cứu. Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1.

Bước 4: Lựa chọn mẫu để điều tra khảo sát về chất lượng công tác tuyển dụng của Công ty.

Phương pháp thu thập giữ liệu

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp

Tài liệu, dữ liệu

Quan sát Phỏng vấn Không tham dự Xuất bản của chính phủ Các nghiên cứu trước Ghi nhận cá nhân Các dịch vụ dữ liệu Bảng câu hỏi

Bước 5: Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty dựa trên mô hình đã được thiết lập, rút ra các vấn đề tồn tại và các nguyên nhân của nó. Bước 6: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng nhân lực của công ty VMEP được tốt hơn.

2.4. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết đã được thiết lập ở chương 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực doanh nghiệp như chương 1 đã trình bày bao gồm:

 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: như uy tín, văn hóa, thu nhập, đặc điểm công việc….

 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: như trình độ kinh tế, dân trí, công nghệ, pháp luật….

Từ các nhân tố trên ta có thể thiết lập mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu

( Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)

Chất lƣợng tuyển dụng Kế hoạch tuyển dụng Hội nhập tuyển dụng Quy trình tuyển dụng Kiểm tra tuyển dụng Tiêu chuẩn tuyển dụng

2.5. Các công cụ nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số các công cụ chính sau:

- Phỏng vấn cán bộ quản lý (Phụ lục 1) - Phiếu điều tra cho điểm ( Phụ lục 2)

- Bảng thống kê kết quả điều tra ( Phụ lục 3) - Các biểu đồ, đồ thị

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VMEP

Chương này sẽ trình bày thực trạng công tác tuyển dụng của Công ty VMEP thông qua việc phân tích các kết quả của cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và việc phỏng vấn sâu cán bộ quản lý.

3.1. Tổng quan chung về Công ty VMEP 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty VMEP 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty VMEP

* Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam (VMEP) chi nhánh miền Bắc có tên giao dịch tiếng anh là Vietnam Manufacturing and Export Processing, Co. Ltd được thành lập năm 1992 tại Văn Khê – Hà Đông – Hà Nội. Đây là Công ty kinh doanh chế tạo xe máy đầu tiên ở Việt Nam do Công nghiệp SanYang cung cấp kỹ thuật và thiết kế. Công ty mẹ của VMEP là Sanyang có trụ sở tại Đài Loan rất thành công với các nhà máy tại Việt Nam, Indonexia, Trung Quốc, Ấn Độ.

VMEP là một Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất và lắp ráp xe máy mang nhãn hiệu SanYangMotor (SYM) hiện diện ở Việt Nam đã được trên 20 năm. Từ năm 1992 đến năm 2000 là quãng đường dài với những kết quả không như mong đợi nguyên nhân là SYM đã không hiểu thị trường, không biết khách hàng của mình muốn gì một cách chính xác. Để hợp nhất việc kinh doanh và kỹ thuật sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tháng 5 năm 2000 Công ty VMEP được chuyển giao sở hữu từ Tập đoàn Chinfon qua Công nghiệp SanYang, từ đó tình hình kinh doanh của Công ty VMEP ngày càng khởi sắc, và đến năm 2004 đã tiêu thụ đột phá 1,000,000 xe. Nhãn hiệu SYM với các loại xe máy Attila, Excel, Magic, Angel …đã được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và tin tưởng. Tới nay sản phẩm đã được tiêu thụ sang các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Italy.

ngay trên tường tòa nhà trước cổng Công ty, VMEP đã khẳng định yêu cầu chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu trong quy trình sản xuất. VMEP chi nhánh Miền Bắc đã cày sâu bám rễ tại Việt Nam hơn 20 năm, có kinh nghiệm thị trường và kỹ thuật sản xuất phong phú, hiểu rõ sở thích của người tiêu dùng Việt Nam cùng với thiết kế, phát triển và sản xuất các sản phẩm xe máy phù hợp dành riêng cho người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt chú trọng thị trường nông thôn. Là doanh nghiệp đầu tiên trong các doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xe máy tại Việt Nam, bao gồm khu chạy thử xe, khu vực tạo hình, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí và ký túc xá dành cho nhân viên.

Công ty VMEP được thành lập ngày 25-3-1992

Địa chỉ: Phường La Khê, quận Hà Đông , Thành phố Hà Nội

Tổng số vốn đầu tư 160.000.000 USD và vốn điều lệ 58.560.000 USD.

Lĩnh vực kinh doanh: Chế tạo, nghiên cứu phát triển, tiêu thụ xe máy và kinh doanh các sản phẩm có liên quan; Sửa chữa xe máy, linh kiện phục vụ và các hạng mục có liên quan khác được tiêu thụ rộng rãi khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Triết lý kinh doanh “khách hành là trên hết, chất lượng hàng đầu, đào tạo nhân tài, khẳng định cấu hiến, chú trọng đoàn kết” được gắn chặt trên tường của tòa nhà văn phòng Công ty như định hướng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của VMEP.

* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

VMEP có hệ thống kênh phân phối rộng khắp với tổng số đại lý trên toàn quốc lên đến 800 đại lý. Cung cấp và mang đến cho người tiêu dùng mạng lưới phục vụ hoàn thiện. Chế độ bảo hành 3 năm hoặc 30.000 km của VMEP gần như là tốt nhất tại thị trường Việt Nam (Chỉ sau Yamaha với chế độ bảo hành 5 năm hoặc 50.000 km). Năm 2006 Công ty áp dụng khái niệm phục vụ 24/24 đến tất cả mọi nơi và được người tiêu dùng đánh giá cao. Bên cạnh đó, Công ty còn xuất khẩu xe gắn máy nguyên chiếc và động cơ sang thị trường Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ.

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VMEP năm 2012 - 2013 Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu 2012 2013 So sánh năm2013/2012 Chênh lệch %

1 Doanh thu thuần 90,082,632.6 104,732,506.7 14,649,874.1 16.26

2 Giá vốn hàng bán 67,802,315.06 76,322,144.23 8,519,829.17 12.57

3 Lợi nhuận gộp 22,280,317.54 28,410,362.47 6,130,044.93 27.51

4 Tổng chi phí kinh

doanh 15,307,418.52 17,657,211.35 2,349,792.83 15.35

5 Lợi nhuận thuần 6,972,899.02 10,753,151.12 3,780,252.1 54.21

6 Các khoản phải

nộp 1,582,137.42 2,463,711.77 881,574.35 55.72

7 Lợi nhuận ròng 5,390,761.6 8,289,439.35 2,898,677.75 53.77

(Nguồn: Công ty VMEP, phòng Kế toán, 2013. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013.) Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty VMEP như sau:

-Tổng doanh thu thuần năm 2013 là 104,732,506.7 USD tăng 14,649,874.1 USD tương ứng tỷ lệ tăng 16.26% so với năm 2012, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ và giá bán tăng qua các năm.

- Giá vốn hàng hóa năm 2013 là 76,322,144.23 USD tăng 8,519,829.17 USD tương ứng tỷ lệ tăng là 12.57% so với năm 2012. Ta thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Đây chính là sự nổ lực của Công ty về tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm thông qua việc đầu tư thêm nhà

xưởng, máy móc thiết bị hiện đại. Đồng thời Công ty đã thực hiện tốt khâu quản lý sản xuất góp phần cắt giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tổng chi phí kinh doanh năm 2013 là 17,657,211.35 USD tăng 2,349,792.83 USD tương ứng mức tăng 15.35% so với năm 2012. Nguyên nhân do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo đều tăng. Bên cạnh đó, Công ty đã đầu tư tăng cường nghiên cứu phát triển xe mới với nhiều kiểu mẫu mã khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao.

- Lợi nhuận ròng của Công ty năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 2,898,677.75 USD tương ứng mức tăng 53.77%. Mức lợi nhuận đã vượt mức chỉ tiêu đề ra. Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc hạ giá thành sản phẩm vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được mục đích tối đa lợi nhuận.

Bảng 3.2. Các loại xe Công ty đang sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: Loại

STT Ký hiệu Tên Ghi chú

1 SAR ELEGANT II Thắng đĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)