Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 52 - 54)

6. Cấu trúc của luận văn

1.8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng

Để đánh giá được hiệu quả của việc tuyển dụng doanh nghiệp phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng như chất lượng của lao động, chí phí và thời gian gắn bó lâu dài của lao động đối với doanh nghiệp…

1.8.1. Đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc

Người lao động cũng như doanh nghiệp luôn mong muốn mình đảm nhiệm tốt nội dung công việc được giao phó ( đối với người lao động) còn doanh nghiệp luôn kỳ vọng vào mỗi đợt tuyển dụng với mong muốn tuyển được nhân viên vừa có năng lực, thái độ và kỹ năng tốt đáp ứng được yêu cầu công việc. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của những người mới được tuyển dụng nên khai thác từ nhận xét của người quản lý trực tiếp cũng như đồng nghiệp và được nhìn nhận một cách khách quan.

Đáp ứng yêu cầu công việc tiếp cận từ khía cạnh năng lực của người lao động sẽ dễ đánh giá trong các công việc đòi hỏi lĩnh vực làm việc chuyên môn sâu. Thái độ làm việc được hiểu như ý thức cá nhân về trách nhiệm, kết quả, thời hạn hoàn thành công việc. Để đạt được yêu cầu đó với người có kinh nghiệm, kỹ năng đương nhiên sử dụng ít thời gian hơn người mới làm việc.

1.8.2. Tài chính

Thước đo về chi phí tài chính có thể nói là một trong những thước đo thực tế liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả của công tác tuyển tuyển dụng. Chi phí tài chính cho việc tuyển dụng hợp lý nhưng vẫn tuyển dụng được ứng cử viên đáp ứng yêu cầu công việc thì có thể nói kết quả tuyển dụng gần như thành công. Một số doanh nghiệp sử dụng cách thức thuê chuyên gia tư vấn tuyển dụng hoặc trực tiếp thuê công ty chuyên về tuyển dụng phụ trách hoàn toàn công việc tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp chọn được ứng cử viên toàn diện hơn về cả năng lực, thái độ và kỹ năng. Tuy nhiên nếu xét về mặt kinh tế chi phí trả cho mỗi đợt tuyển dụng này không phải là nhỏ. Để tiết kiệm chi phí trong tuyển dụng phần lớn doanh nghiệp tự tuyển dụng thông qua bộ phận nhân sự của công ty.

1.8.3. Tính chất khách quan của công tác tuyển dụng

Hiện nhu cầu việc làm của người lao động đang cao hơn nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hay có thể nói cung lớn hơn cầu về lao động. Để được tuyển dụng thực tế nhiều ứng cử viên đã tìm cách tiếp cận móc lối với người tuyển dụng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng. Mục đích của tuyển dụng là tuyển chọn được ứng cử viên phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công việc. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi người làm công tác tuyển dụng phải khách quan, công bằng, đảm bảo mọi ứng cử viên có cơ hội như nhau trong việc lựa chọn, đánh giá của nhà tuyển dụng. Tính khách quan trong tuyển dụng có tác dụng tuyển chọn lao động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc đồng thời còn tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển.

Như vậy mục đích của tuyển dụng là tìm kiếm, thu hút, sàng lọc và lựa chọn được người có năng lực, thái độ và kỹ năng phù hợp nhất với các tiêu chuẩn yêu cầu công việc của doanh nghiệp tại các vị trí cần tuyển. Để đạt được điều đó đòi hỏi việc tuyển dụng phải tuân theo một quy trình chặt chẽ từ lập kế hoạch cho tới hướng dẫn hội nhập. Ngoài ra còn xét đến những yếu tố ảnh hưởng, tác động bên trong và ngoài tổ chức. Chính vì vậy công tác tuyển dụng chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi nó có mối quan hệ tác động chặt chẽ với các chức năng khác của quản trị nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty VMEP (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)