Dạy học ngoài thiên nhiên

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)

Cùng với dạy học thảo luận theo nhóm, giáo viên có thể tạo tình huống học tập mới cho học sinh thông qua việc dạy học ngoài thiên nhiên. Bởi, đối với các bài văn tả cảnh thì thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh có thể quan sát được trực tiếp bằng mọi giác quan, được nhìn nhận, đánh giá vấn đề cần giải quyết mà không có loại đồ dùng dạy học hoặc lời miêu tả nào của giáo viên có thể sánh được về mặt trực quan. Từ việc quan sát các cảnh vật hay đối tượng cụ thể, học sinh sẽ có được những biểu tượng sinh động, những cảm nhận chân thực về thế giới tự nhiên xã hội xung quanh.

Giáo viên có thể tổ chức một tiết dạy học ngoài thiên nhiên, cho học sinh quan sát toàn cảnh trường mình.

- Giáo viên đưa học sinh ra sân trường, tập hợp học sinh nhắc nhở những điều cần thiết để đảm bảo trật tự. Nhắc lại cho học sinh nhớ cách quan sát đã học ở các tiết tả cảnh như: Quan sát từ xa đến gần hay từ gần đến xa. Khi quan sát các em cần ghi lại những gì mình quan sát được. Cần kết hợp nhiều giác quan như: Mắt thấy, tai nghe, mũi cảm nhận…cần quan sát cảnh vật xung quanh như trời, mây, gió, chim chóc, thời tiết…

- Trong khi học sinh tự do quan sát thì giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh, nếu thấy các em khó khăn, vướng mắc thì gợi ý, hướng dẫn thêm cho các em. Đến giờ giáo viên tập hợp lớp, cho một số học sinh nêu những gì mình quan sát, ghi lại được, học sinh khác nhận xét, bổ sung. Đặc biệt quan tâm, giúp học sinh yếu nói và diễn đạt lưu loát trước lớp. Cuối cùng nhận xét thái độ học tập sau đó cho học sinh về lớp.

- Để học sinh thoải mái hơn khi viết văn, học sinh có thể vận dụng những điều quan sát hôm nay kết hợp với những điều quan sát được những ngày trước đó để viết thành bài văn tả cảnh trường em cho riêng mình.

2.2.1.3. Tham quan

Trong dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, cùng với dạy học theo nhóm, dạy học ngoài thiên nhiên thì tham quan thực tế cũng là một hình thức tổ chức dạy học cần thiết. Kết hợp dạy học lý thuyết với tổ chức các buổi tham quan thực tế sẽ giúp học sinh thấy được các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xã hội phức tạp, đa dạng, phong phú hơn nhiều so với những điều đã được học trên lớp, từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ: Tùy vào các chủ đề hay đề bài tả cảnh khác nhau, giáo viên có thể lập kế hoạch và tổ chức cho học sinh đi tham quan các địa điểm, chẳng hạn như:

- Tham quan các cơ sở hành chính, y tế, kinh tế và văn hóa ở địa phương - Tham quan di tích lịch sử và các nhà bảo tàng (bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng dân tộc…)

- Tham quan các cơ sở sử dụng nguồn năng lượng phổ biến: + Năng lượng điện: nhà máy phát điện, các cơ sở sử dụng điện. + Năng lượng dòng nước: nhà máy thủy điện.

+ Năng lượng gió: máy phát điện dùng sức gió. - Tham quan đồng ruộng và khu chăn nuôi. - Tham quan rừng cây.

- Tham quan các dạng địa hình phổ biến: núi, thung lũng, sông, suối, hồ, ao, đầm, đồng bằng, cao nguyên…

Giáo viên có thể tiến hành tổ chức cho học sinh tham quan để mở đầu cho một mạch kiến thức hay một chủ đề, tìm hiểu sâu một mạch kiến thức hay một chủ đề, kết thúc một mạch kiến thức hay một chủ đề…

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)