Biện pháp thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)

năng lực học sinh

Các yêu cầu về thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh:

Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới kiểm tra là: - Bám sát mục tiêu môn học;

- Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh;

- Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kĩ năng: ghi nhớ - nhận biết - thông hiểu – vận dụng sáng tạo;

- Coi trọng đánh giá toàn diện về các mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, kết quả vận dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh;

- Đảm bảo nội dung kiểm tra gần gũi, sát với đặc điểm thực tế của địa phương. Giáo viên phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống

Cấu tạo của bài văn tả

cảnh

Mở bài

Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả Mở bài kiểu trực tiếp Mở bài kiểu gián tiếp Thân bài Tả từng phần của cảnh

Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian

Kết bài Nêu cảm nhận, cảm nghĩ của người viết Kết bài theo kiểu mở rộng Kết bài không theo kiểu mở rộng

câu hỏi đối với đề kiểm tra viết;

Thực hiện cụ thể các hình thức kiểm tra trong phân môn Tập làm văn: + Đối với kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng):

- Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong vài phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm tra bài cũ).

- Hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau.

- Trong khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến thức khác có liên quan đến bài mới đang học.

- Kiểm tra vấn đáp giáo viên phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho học sinh yếu, trung bình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải thích, phân tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.

- Trong việc kiểm tra vấn đáp, không chỉ chú trọng đến kiến thức, mà đòi hỏi phải rèn luyện năng lực nói và kĩ năng trình bày lưu loát, diễn cảm cho học sinh. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học sinh những lỗi về: chính âm, chính tả, cách diễn đạt…

- Cần tận dụng tối câu hỏi trong sách giáo khoa, sách giáo viên và có thể xây dựng thêm các câu hỏi khác cho phù hợp.

+ Kiểm tra viết:

- Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Thời gian dành cho kiểm tra viết có thể là: 10, 15, 20 phút hoặc lâu hơn. Có thể áp dụng các kiểu đề kiểm tra sau đây:

Kiểu đề là câu hỏi tự luận

- Nhất thiết giáo viên phải đảm bảo:

+ Xác định mục đích và nội dung kiến thức kiểm tra (làm rõ về yêu cầu thể loại, kiến thức, kĩ năng, thái độ sẽ kiểm tra)

+ Xây dựng đề kiểm tra cụ thể.

+ Lập biểu điểm, hướng dẫn thực hiện và cho điểm. Kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

- Nhất thiết giáo viên phải đảm bảo:

+ Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở thời gian dành cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm thì độ tin cậy trong đánh giá kết quả học tập của học sinh càng cao.

+ Đảm bảo về độ khó vừa phải để học sinh chăm chỉ học tập có thể đạt điểm khá trở lên và có câu phân hoá để phân loại được học sinh khá, giỏi.

+ Khi soạn đề giáo viên phải sử dụng phong phú các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thông dụng như: Câu trắc nghiệm đúng - sai, Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, Câu trắc nghiệm điền khuyết, Câu trắc nghiệm trả lời ngắn… Không được đơn thuần sử dụng 1 loại duy nhất.

Đề kiểu kiểm tra kết hợp cả câu trắc nghiệm và câu tự luận: - Nhất thiết giáo viên phải đảm bảo:

+ Tỷ lệ đánh giá cho phần trắc nghiệm là 30 - 40% . + Tỷ lệ đánh giá cho phần tự luận 60 - 70%.

+ Yêu cầu về các mặt cho hệ thống câu hỏi kiểm tra phải tuân thủ như đã đặt ra cho mỗi kiểu đề bài tự luận và trắc nghiệm khách quan đã nêu trên.

Khâu chấm, trả bài kiểm tra:

- Chấm bài giáo viên bám sát thang đánh giá đã xây dựng, để hạn chế tối đa yếu tố chủ quan, cảm tính. Đặc biệt trong mỗi bài kiểm tra giáo viên phải ghi rõ lời phê (lời nhận xét) về ưu điểm, khuyết điểm và thái độ làm bài kiểm tra của mỗi học sinh.

- Trả bài và sửa bài theo đúng qui định, qui chế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã thu được một số kết quả chính:

- Xây dựng được các nguyên tắc tổ chức dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, đó là (1) nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy; (2) nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp; (3) nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh và (4) nguyên tắc hướng tới cả hai dạng nói và viết

- Đề tài đã đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học cụ thể: (1) thay đổi hình thức tổ chức lớp học, tạo các tình huống hoạt động mới cho học sinh nhằm thúc đẩy hoạt động tư duy, sáng tạo; (2) mở rộng các điểm nhìn quan sát, ghi chép để tạo sự liên tưởng, tạo ra các bài văn phong phú, sinh động; (3) sử dụng sơ đồ tư duy trong các giờ lập dàn ý, luyện nói; (4) tổ chức các bài tập thực hành nói, viết và (5) thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá. Sử dụng thành công các biện pháp này sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề…Đây chính là tiền đề để học sinh trở thành những con người lao động mới, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại.

- Thiết kế được các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học minh họa một số nội dung dạy học Tập làm văn.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)