Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 60 - 65)

Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo các bài tập đã được thiết kế.

Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này khẳng định việc bước đầu sử dụng các biện pháp, tổ chức các hoạt động, hình thức dạy học cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực đã đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh thực hành luyện nói, viết trong bài kiểm tra. Phân loại theo 3 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.

Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng Lớp Số bài

kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 5A 32 14 43,8 17 53,1 1 3,1 5B 32 10 31,2 19 59,4 3 9,4 0 10 20 30 40 50 60

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm Đối chứng

Nhận xét: Qua biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm ở phân môn Tập làm văn lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực quá thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học phần Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực mang lại những hiệu quả như sau:

- Phát triển các năng lực cho học sinh, năng lực giải quyết các vấn đề vào thực tiễn, giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.

- Phát triển tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tưởng tượng cho học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận, từ đó mà học sinh có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 5A, 5B của trường Tiểu học Phong Châu trong học kì 2 (năm học 2016 - 2017). Quá trình thực nghiệm cho thấy:

- Về mặt định tính: Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia làm các bài tập được giao, học sinh thảo luận nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học một cách tích cực, chủ động và tất cả các học sinh đều học tập sôi nổi

- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm Tập làm văn lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao.

Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định:

+ Các hoạt động dạy học được thiết kế trong đề tài đã tiếp cận năng lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh.

+ Các hoạt động, hình thức dạy học được thiết kế trong đề tài có thể thực hiện được trong quá trình dạy học Tập làm văn lớp 5 và thực hiện các hoạt động đó trong bài học sẽ giúp tiếp cận năng lực học sinh và làm kết quả học tập Tập làm văn của học sinh lớp 5 tốt hơn.

Các hoạt động, hình thức dạy học có tính khả thi và hiệu quả. Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được các kết quả chính:

1. Hệ thống cơ sở lí luận của năng lực, bản chất, đặc trưng của năng lực; khẳng định vai trò của dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, hướng các em tới các năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sáng tạo... Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng đã khẳng định về việc phát triển phẩm chất, năng lực người học; đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Điều này là phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh lớp 5, bởi các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh, khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hóa. Qua quá trình khảo sát thực trạng việc thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, chúng tôi thấy rằng đa số giáo viên đã tiếp nhận nhưng hiệu quả dạy học hướng tới sự phát triển các năng lực của học sinh còn chưa cao. Bởi vậy, giáo viên cần sử dụng thêm nhiều các biện pháp, tạo các tình huống học tập mới, thiết kế được các hoạt động dạy học nhằm tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, phát triển tư duy sáng tạo và các năng lực cần thiết cho học sinh.

2. Xác định được các nguyên tắc xây dựng biện pháp tổ chức dạy học Tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy, nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh, nguyên tắc so sánh và hướng tới cả hai dạng nói và viết đều là những nguyên tắc phù hợp với quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và quá trình dạy phân môn Tập làm văn nói riêng, đây chính là cơ sở để đề xuất được các biện pháp và thiết kế được các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học minh họa trong dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 5. Các biện pháp: thay đổi hình thức tổ chức lớp học, tạo các tình huống hoạt động mới cho học sinh nhằm thúc đẩy hoạt động

tư duy, sáng tạo; mở rộng các điểm nhìn quan sát, ghi chép để tạo sự liên tưởng, tạo ra các bài văn phong phú, sinh động; tổ chức dạy học sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trực quan sinh động; tổ chức các bài tập thực hành nói, viết; thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá đã tác động tích cực tới học sinh, tạo sự hứng thú, kích thích nhu cầu nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh.

3. Các hoạt động dạy học được thiết kế đã thể hiện được tính khả thi và tính hiệu quả trong thực nghiệm sư phạm, bởi trong quá trình học, năng lực của học sinh được thể hiện rõ nét, số bài kiểm tra hoàn thành tốt cũng tăng lên. Từ đó, có thể thấy rằng, các hoạt động dạy học được thiết kế trong đề tài đã tiếp cận năng lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của các em. Do đó, giáo viên cần áp dụng các biện pháp, tạo ra tình huống học tập mới để ngày càng không ngừng phát triển năng lực cho học sinh, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo.

Có thể sử dụng các nguyên tắc và thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn của tất cả các lớp ở Tiểu học. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trường Tiểu học, sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng học tập, tiếp cận được các năng lực cho học sinh Tiểu học.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)